Tự đánh giá bản thân giúp bạn đẩy nhanh quá trình thẩm định năng lực, cho sếp nhận ra hiệu suất làm việc và đóng góp trong khoảng thời gian qua của bạn để từ đó đưa ra mức thưởng hoặc tăng lương phù hợp. Đây là quyền lợi của bạn, vậy nên bạn cần biết cách nắm bắt để tiến lên những nấc thang giúp sự nghiệp thăng tiến.
Xem ngay: 4 Điều Làm Nên Thành Công, Thái Độ Làm Việc Tích Cực Giữ Vị Trí Quán Quân
Biết cách tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng – Ảnh: Internet
Bạn mong muốn được tăng lương? Bạn muốn cải thiện thu nhập? Vậy thì bạn phải vượt qua thử thách của buổi đánh giá định kỳ trước khi sếp cân nhắc tăng, tăng bao nhiêu hoặc không tăng tiền lương cho bạn. Chính vì thế, bạn cần biết cách tự đánh giá bản thân để sếp biết được việc tăng lương là cần thiết. Nhưng thế nào là tự đánh giá, làm thế nào để đánh giá cho sếp thấy mình thực sự có năng lực mà không bị lố? Chefjob sẽ giúp bạn có được những bí quyết ngay trong bài viết dưới đây.
Tự đánh giá bản thân là gì?
Tự đánh giá là quá trình nhìn lại, xem xét hoạt động của bản thân về chất lượng công việc, tinh thần, thái độ,.. trong suốt một quãng thời gian hoặc chặng đường vừa qua. Các yếu tố như kỹ năng chuyên môn, đúc kết kinh nghiệm, định hướng mục tiêu,… là những điều mà sếp cần biết qua thông tin tự đánh giá của nhân viên. Do vậy, bạn cần cẩn trọng và thật thông minh trong quá trình tự nhìn nhận bản thân.
Làm thế nào để tự đánh giá bản thân mà không mắc phải sai lầm nào? Chefjob sẽ giúp bạn – Ảnh: Internet
Bí quyết tự đánh giá bản thân, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
CỤ THỂ HÓA NHỮNG THÀNH CÔNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Đối với sếp, không gì quan trọng bằng kết quả công việc. Đó là lý do tại sao bạn nên “show” cho sếp thấy những kết quả tốt mà bạn đã thể hiện trong suốt thời gian vừa qua để chứng thực năng lực của mình.
Ví dụ như bạn đang đảm nhiệm vị trí Đầu bếp chính trong nhà hàng, hãy cho sếp biết bạn đã sáng tạo ra bao nhiêu món ăn mới, thay đổi và nâng cấp thực đơn ra sao, khách hàng đã có những đánh giá tốt về thức ăn ở nhà hàng thế nào, bạn đã đào tạo thêm bao nhiêu nhân sự,… Từ đó, sếp sẽ biết được bạn không những giỏi chuyện môn mà còn tốt cả chuyện quản lý nữa.
LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Bạn phải hiểu rằng, các nhà lãnh đạo luôn tìm kiếm những người mà họ tin tưởng thực sự để chia sẻ trách nhiệm công việc. Do đó, nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty, hãy cho sếp biết mục tiêu sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn của mình ở nơi này. Không chỉ có năng lực tốt, nhà lãnh đạo còn dành sự quan tâm nhiều hơn cho nhân sự đã “dành cả thanh xuân với công ty”. Thêm nữa, đưa ra định hướng nghề nghiệp cũng là cách để “nói nhỏ” cho sếp biết mong muốn của bạn, từ đó cân nhắc mà thành toàn khi nhận xét về bản thân.
Cho sếp biết định hướng sự nghiệp của bạn là điều bạn nên thể hiện khi nhận xét về bản thân – Ảnh: Internet
BIẾT THỪA NHẬN SAI LẦM ĐÚNG CHỖ
Chẳng ai hoàn hảo cả nên không nhiều thì ít, bạn cũng sẽ gặp phải những khúc trắc trong công việc khiến bạn mắc phải sai lầm. Ngay cả sếp cũng không phải lúc nào cũng đúng nên bạn đừng tự ti khi bản thân “trót làm chuyện dại”. Điều quan trọng là sai lầm của bạn có gây tổn thất lớn cho tập thể hay không, nếu không có thì nó cũng không quá đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cần biết cách thừa nhận sai lầm thẳng thắn trước mặt sếp chứ đừng lấp liếm cho qua.
Tuy nhiên, đừng có khóc lóc ỉ ôi kiểu “Em sai rồi, em xin lỗi, em hứa từ nay không vậy nữa” mà thay vào đó hãy nói cho sếp biết nguyên nhân do đâu và bạn đã rút ra được bài học gì để “chừa”. Như thế, sếp sẽ đánh giá cao kỹ năng xử lý vấn đề của bạn hơn đấy.
“NHẮC NHẸ” CHO SẾP VỀ MONG MUỐN ĐƯỢC ĐÀO TẠO
Để giúp cho công việc được suông sẻ hơn, tự tin đảm nhận thêm những công việc mới, bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng khác nữa. Vậy nên đừng ngần ngại đề xuất với sếp về mong muốn được đào tạo để trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,… “Mách nhỏ” cho bạn biết, các nhà lãnh đạo đều cảm thấy hài lòng khi nhân viên muốn học hỏi nhiều hơn.
Sau khi đọc hết những gì mà Chefjob chia sẻ trên đây, bạn đã tự tin để đánh giá bản thân, ghi điểm trước sếp chưa?