Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Các Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Các Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Đối với nhân viên mới, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần liên tục học tập, rèn luyện để sớm hòa nhập. Nhờ vậy, nhân sự công ty có sự phối hợp làm việc tốt hơn, đúng quy trình và phù hợp với tính chất chung. Cùng Chefjob.vn tìm hiểu tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhé.

văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự gắn bó của nhân viên – Ảnh: Internet

Trong một tập thể, văn hóa doanh nghiệp tạo nên liên kết mạnh mẽ, hình thành tính chuyên nghiệp mà mỗi cơ sở kinh doanh Dịch vụ đều cần đến. Đối với nhân sự trong công ty, đặc biệt là người mới, ngoài việc học hỏi thêm kỹ năng chuyên môn thì bạn còn cần thích nghi với môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, tùy vào tính chất hoạt động mà có các dạng văn hóa doanh nghiệp khác nhau.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình công ty đi vào hoạt động, trở thành truyền thống và chi phối nếp suy nghĩ cũng như hành vi của nhân sự. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có thể đến từ yếu tố vùng miền, quy mô công ty… Bạn sẽ dễ dàng nhận ra văn hóa công ty ngay ở cách giao tiếp hàng ngày, gặp gỡ khách hàng, làm báo cáo hay bất kỳ thủ tục hành chính nào khác.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

  • Nâng cao tinh thần nguồn lực của doanh nghiệp
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh
  • Thu hút nhân tài, gắn kết nhân sự, tăng cường sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.
  • Là công cụ hỗ trợ triển khai chiến lược phát triển
  • Tạo bản sắc doanh nghiệp, giúp tổ chức có đặc điểm nhận dạng riêng.

Văn hóa doanh nghiệp cực kỳ quan trọng để xây dựng thương hiệu công ty. Vậy, làm sao để tìm được nhân viên phù hợp với công ty. Các bạn hãy tham khảo bài viết: Làm Thế Nào Để Xây Dựng Employer Branding – Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng? để tìm ứng viên thích hợp nhé

văn hóa doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
Yếu tố văn hóa giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc biệt – Ảnh: Internet

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chủ động tham gia hoạt động hoặc các khoá đào tạo của công ty

Cách tốt nhất để nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với văn hóa công ty chính là tham gia vào các khóa đào tạo chung do công ty tổ chức hoặc hoạt động vui chơi, văn nghệ, team building… Tại đây, bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người, dễ dàng chủ động bắt chuyện và chia sẻ không chỉ trong công việc mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, từ đó hình thành sợi dây liên kết để gần gũi hơn với đồng nghiệp.

Chấp hành nội quy chung

Công ty nào cũng có quy định chung mà bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt như tác phong, trang phục, giờ làm việc… Hãy cố gắng thích nghi nếu bạn muốn phát triển ở công ty thay vì nổi loạn hay cố gắng làm mình nổi bật nhưng không phù hợp với truyền thống.

Không “nhiều chuyện”

Bạn không thể ngay lập tức tham gia hội/ nhóm để bàn luận về các đồng nghiệp khác trong khi bạn chưa thật sự hiểu về tính cách cũng như con người thật của họ. Thay vì “nhiều chuyện” những điều không nên, hãy cố gắng hòa hợp với đồng nghiệp, cân nhắc trước khi hỏi hoặc chia sẻ điều gì.

Thân thiện với mọi người

Bằng cách cư xử thân thiện, cởi mở với mọi người, những nhân viên mới sẽ nhanh chóng giành được tình cảm của đồng nghiệp cũng như cấp trên. Đây cũng là kỹ năng giao tiếp cơ bản giúp nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập. Tuy nhiên, mọi sự thân thiện nên dừng lại ở mức độ vừa phải, tránh những hiểu lầm khi một người mới quen lại tỏ thái độ thân thiết thái quá. Để hiểu hơn về kỹ năng quan trọng này, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản Dành Cho Nhân Sự Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn.

văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên hòa nhập
Nhân viên giao tiếp tốt sẽ sớm hòa nhập với môi trường làm việc mới – Ảnh: Internet

Hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng như phong cách lãnh đạo, truyền thống vùng miền hay một số hoàn cảnh khách quan đã tạo nên nhiều kiểu văn hóa doanh nghiệp. Nhiệm vụ không chỉ của nhân viên mới mà các nhân viên kỳ cựu vẫn luôn phải tìm cách hòa hợp với văn hóa chung này, kết nối với đồng nghiệp và tạo nên tập thể lớn mạnh nhất.

Tin liên quan

Bí Quyết Gắn Kết Và Truyền Cảm Hứng Cho Nhân Viên

3 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Giữ Chân Nhân Viên Cấp Quản Lý

Bài Viết Liên Quan