Bộ Thuật Ngữ Cho Món Beefsteak Đầu Bếp Cần Nắm - Chefjob.vn

Bộ Thuật Ngữ Cho Món Beefsteak Đầu Bếp Cần Nắm

Để chế biến thành công món Beefsteak hảo hạng, Đầu bếp không chỉ thành thạo kỹ năng tay nghề mà còn cần nắm chắc bộ thuật ngữ riêng của món ăn. Là Đầu bếp Âu chuyên nghiệp, chắc chắn bạn phải tìm hiểu ngay những thuật ngữ này, vừa hỗ trợ trong chế biến, lại vừa giúp Đầu bếp tư vấn khách chuẩn xác hơn.

Nếu người ăn cần hiểu về món ăn trước khi lựa chọn thì Đầu bếp cũng cần thuộc lòng thuật ngữ chuyên môn liên quan để cho ra hương vị, kết cấu món ăn đúng với sở thích của khách. Nếu đã từng thưởng thức Beefsteak ở nhà hàng, bạn hẳn đã biết người ăn có thể lựa chọn loại thịt, mức độ chín, cách chế biến, món ăn kèm… Để hiểu hơn về những yếu tố này, Chefjob.vn sẽ cùng các Đầu bếp Âu tương lai khám phá bộ thuật ngữ này.

cac muc do chin beefsteakBeefsteak có nhiều mức độ chín khác nhau, tùy khách lựa chọn – Ảnh: Internet

Mức độ chín

Sự cân bằng giữa độ chín và sống của thịt bò được các Đầu bếp khai thác tinh tế, mang đến 7 mức độ chín hoàn hảo cho Beefsteak, đáp ứng khẩu vị đa dạng của người ăn. Theo đó, thực khách có thể lựa chọn các loại Beefsteak sau: Raw (thịt sống) – Blue rare (thịt chín 10%) – Rare (thịt chín 25%) – Medium rare (thịt chín 50%) – Medium (thịt chín 75%) – Medium well (thịt chín 90%) – Well done (thịt chín 100%).

Meat Cut

Lượng mỡ và cơ trên cơ thể bò có sự phân bổ không đồng đều, điều này ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng và hương vị của Beefsteak. Meat Cut là thuật ngữ chỉ phần thịt trên cơ thể bò:

Sirloin: Thịt thăn ở vị trí lưng bò, ít mỡ, có thể bị cứng và hơi khô nếu chế biến quá lâu với nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn chọn phần bò Sirloin thì hãy chế biến chúng ở độ chín từ rare đến medium rare, tuyệt đối không nấu quá chín.

Tenderloin: Phần thịt này nằm bên cạnh Sirloin, ở giữa thắt lưng của bò, có độ mềm khá chuẩn. Tenderloin có thể chế biến Beefsteak từ mức độ rare đến medium rare.

Ribeye: Thịt bò loại Ribeye nằm giữa phần sườn của bò, thường có dây mỡ đan xen thịt và xương. Khi nướng thịt bò Ribeye, phần mỡ chảy ra tạo nên một lớp bóng hấp dẫn bao quanh miếng thịt. Ribeye nên được chế biến ở mức độ medium.

T-Bond: Phần thịt bò gần lưng bò, có xương hình chữ T, đôi khi dính chút Tenderloin và Sirloin. Bạn có thể chế biến T-Bond ở mức độ medium well trở lại mà vẫn giữ được độ mềm ẩm cần thiết.

cach su dung cac phan thit bo khac nhauMỗi phần thịt trên cơ thể bò sẽ có tên gọi và cách sử dụng khác nhau – Ảnh: Internet

Grade

Khi lựa chọn nguyên liệu, Đầu bếp có cách chấm điểm cho từng loại nguyên liệu. Đối với thịt bò làm Beefsteak, các Đầu bếp có cách xác định Grade cơ bản sau:

Select: Phần thịt này dễ dàng mua ở các siêu thị, không quá mềm, độ ẩm ít nên cần tẩm ướp gia vị để không bị nhạt.

Choice: Các đường vân mỡ trắng được Đầu bếp gọi là “vân cẩm thạch” xuất hiện ở miếng thịt có Grade này. Như vậy, món Beefsteak sẽ mềm, có vị béo và ngọt hơn.

Prime: Thịt bò loại Prime được lấy từ những con bò non, thường chỉ ăn cỏ mà không xen lẫn bất kỳ loại thực phẩm nào. Đường “vân cẩm thạch” trên bò Prime rất đẹp và rõ nét. Bạn chỉ có thể thưởng thức món Beefsteak này ở các nhà hàng, khách sạn lớn.

Sauce và Side-dish

Sauce: Xốt ăn cùng Beefsteak đa dạng và phong phú đến nỗi khách hàng đôi khi cảm thấy khó khăn để lựa chọn đúng loại mình cần. Xốt tiêu đen, xốt bơ, xốt rượu vang là 3 loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, Đầu bếp có thể sáng tạo thêm một số loại sauce hấp dẫn khác để nâng cao chất lượng món Beefsteak của mình.

Xem ngay: Đã Theo Nghề “Lắc Chảo”, Bạn Nhất Định Phải Biết Các Loại Xốt Này

Side-dish: Đây là thuật ngữ chỉ món ăn kèm Beefsteak. Thông thường, bạn sẽ ăn Beefsteak cùng khoai tây chiên, nhưng ở các nhà hàng lớn bạn có thể chọn ăn kèm với khoai tây nghiền hoặc rau củ nướng (cà rốt, bông cải…). Như vậy, tùy vào sở thích của khách mà Đầu bếp gợi ý món ăn kèm phù hợp.

cac mon an kem beefsteakBeefsteak có thể ăn kèm với nhiều loại thực phẩm tùy vào khẩu vị – Ảnh: Internet

Beefsteak là món ăn đòi hỏi Đầu bếp phải học cách chế biến thật hoàn hảo. Bộ thuật ngữ riêng của Beefsteak sẽ giúp bạn có bước khởi đầu tuyệt vời nhất, sẵn sàng phục vụ không chỉ khách hàng trong nước mà còn dễ dàng hơn với thực khách ngoại quốc. Bạn còn chờ gì mà không “bỏ túi” ngay những thuật ngữ này và sớm trở thành Đầu bếp Âu chuyên nghiệp nhé.

Tin liên quan

8 Mẹo Nấu Nướng Từ Đầu Bếp Chuyên Nghiệp Khiến Bạn “Á Ố” Vì Quá Hay Ho

Nghe Đầu Bếp Kể Chuyện Bảo Quản Thực Phẩm Trong Nhà Hàng

Bài Viết Liên Quan