Franchise được nhắc đến rất nhiều trong giới kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn – Ẩm thực hiện nay. Franchise được đánh giá sẽ còn “bùng nổ” trong thời gian tới. Vậy, Franchise là gì? Liệu rằng, có rủi ro với hình thức kinh doanh này không? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Franchise đang trở thành hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam – Ảnh: Internet
Franchise là gì?
Franchise được hiểu là nhượng quyền thương hiệu – một hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay. Nó cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ theo phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền gồm: Thương hiệu, công nghệ, cách quản lý tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định với khoản phí hay, phần trăm lợi nhuận/ doanh thu theo thỏa thuận.
Theo đó, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền toàn bộ quyền lợi theo cam kết. Bên nhận quyền thương hiệu đảm bảo kinh doanh đúng khuôn mẫu, cách thức, quy trình của bên nhượng quyền để giữ uy tín thương hiệu. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần hoàn tất quy trình thủ tục cấp phép kinh doanh để hợp thức hóa toàn bộ hoạt động.
Ưu điểm mô hình nhượng quyền thương hiệu
Ưu điểm rõ ràng, dễ nhận thấy nhất của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu chính là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh. Bởi lẽ, bạn nhận được công nghệ, phương thức kinh doanh, ảnh hưởng sẵn có của thương hiệu được người dùng tín nhiệm. Hơn nữa, bên nhận nhượng quyền còn được hỗ trợ tối đa về địa điểm, cơ sở vật chất… tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, nhanh chóng thu hút khách hàng.
Sẽ không quá khó hiểu khi nhượng quyền thương hiệu lại trở thành hình thức kinh doanh được nhiều đơn vị lựa chọn đến vậy, đặc biệt là các thương hiệu thức uống như café, trà sữa… Thay vì tự mình mở quán, xây dựng thương hiệu, thiết lập thực đơn… nhiều người tìm đến hình thức nhượng quyền này nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như lấp đầy thiếu hụt kinh nghiệm mà vẫn mang đến hiệu quả. Các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến: Milano, Coffee Beans & Tea Leaf, Starbucks, Thức Coffee, Factory Coffee, Highlands, Trung Nguyên, Gong Cha…
Xem thêm: Câu Chuyện Về Nhượng Quyền Trà Sữa Ở Việt Nam
Uy tín thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhượng quyền – Ảnh: Internet
Tổng quan tình hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Công Thương, đã có hơn 130 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam trong khoảng 10 năm nay. Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trong giới Ẩm thực như: Jollibee, KFC, Texas Chicken, BBQ King… đã mở ra cơ hội phát triển cho ngành Nhà hàng – Khách sạn cũng như tuyển dụng Đầu bếp, Phụ bếp… cho nhân sự trong lĩnh vực này.
Trong các hình thức nhượng quyền thương mại, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình cấp 1, tức là nhượng quyền độc quyền. Các thương hiệu quốc tế sẽ trao quyền kinh doanh cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi nhánh dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh, còn gọi là hệ thống chuỗi. Mặt khác, mô hình nhượng quyền cấp 2, đối tác nhượng quyền cấp 1 sẽ tiếp tục nhượng quyền đến từng chi nhánh/ khu vực khác nhằm mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và uy tín thương hiệu, mô hình cấp 2 rất ít xảy ra ở nước ta.
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
Các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam cần hợp đồng đảm bảo các nội dung:
- Nội dung của quyền thương mại
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Thời gian gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam chủ yếu dừng lại mô hình cấp 1 – Ảnh: Internet
Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng bạn ít vốn và thiếu kinh nghiệm?
Bạn muốn thử sức với hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Hy vọng với những thông tin Chefjob chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ Franchise là gì, tình hình hoạt động này tại Việt Nam cũng như những vấn đề cần biết để đưa ra hướng phát triển kinh doanh phù hợp nhất.
Tin liên quan
Sang Nhượng Nhà Hàng, Sang Nhượng Khách Sạn Và Lưu Ý Cần Biết
Kinh Doanh Trà Sữa Nở Rộ Và Cơ Hội Việc Làm Quán Trà Sữa Tăng Cao