Nghề Pha chế là một trong những lựa chọn được giới trẻ yêu thích bởi sức hấp dẫn của một “chân dung nghệ sĩ” bên bàn tiệc thức uống và lộ trình phát triển rất đáng để theo đuổi. Vậy, bạn có biết nghề Pha chế làm những gì và lộ trình phát triển của ngành Pha chế chưa? Nếu tò mò, hãy cùng Chefjob.vn tìm hiểu ngay.
Xem ngay việc làm với mức lương hấp dẫn của Pha chế:
Lộ trình phát triển của nghề Pha chế sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về con đường mà mình sẽ đi
So với những lĩnh vực khác, ngành Pha chế chỉ mới du nhập và phát triển rầm rộ tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên “làn sóng” ảnh hưởng của Pha chế không hề thua kém bất kỳ ngành nào, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Đối với nghề Pha chế, có hai khái niệm cơ bản mà bạn cần phải nắm:
– Bartender: Là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ nhân viên Pha chế đồ uống liên quan đến rượu, có thể sử dụng thêm các loại nước trái cây để tạo nên cocktail, mocktail, soda, sinh tố… phục vụ thực khách. Hiện nay, khi nhắc đến Bartender, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhân viên Pha chế rượu trong các quầy Bar.
– Barista: Dùng để chỉ những người pha chế cà phê, đây là từ có nguồn gốc ở Ý. Họ đảm nhận pha chế các thức uống liên quan đến cà phê, từ cà phê rang xay truyền thống đến cà phê được pha bằng máy, thêm hình nghệ thuật trên mỗi tách để tạo ra sự độc đáo lẫn hương vị riêng hợp khẩu vị từng khách hàng.
Những ly cocktail đầy màu sắc này chính là sản phẩm của Bartender tài ba
Nghề Pha chế và lộ trình phát triển
– Thực tập sinh (Internship): Học việc và thực hiện các công việc được giao theo sự phân công của cấp trên. Thời gian này, các thực tập sinh sẽ nhận được sự hướng dẫn, đào tạo của những người có chuyên môn để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Thực tập sinh không nhận lương, các đơn vị sẽ hỗ trợ phụ cấp để đi lại khoảng 1 triệu đồng/tháng.
– Phụ Bar (Barboy): Là người hỗ trợ chuẩn bị nguyên liệu, thành phần theo công thức pha chế nhưng chưa được phép tham gia trực tiếp vào công việc pha chế. Chuẩn bị dụng cụ pha chế theo tiêu chuẩn tại quầy Bar. Dọn dẹp, vệ sinh, sắp xếp lại khu vực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mức lương Phụ Bar dao động 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên Pha chế (Bartender/ Barista): Kiểm tra nguyên liệu, thành phần theo công thức và dụng cụ. Thực hiện pha chế các loại thức uống theo yêu cầu của khách. Phối hợp với Phụ Bar để dọn dẹp, sắp xếp khu vực làm việc. Giám sát, kiểm kê hàng hóa mỗi ngày, đề xuất mua hàng tiêu chuẩn hoặc thay thế các dụng cụ không đảm bảo chất lượng. Lương nhân viên Pha chế dao động 4.5 – 5.5 triệu đồng/tháng.
– Trưởng ca/ Nhóm trưởng (Head Bartender/ Shift Leader): Sắp xếp lịch làm việc, phân công cho nhân sự cấp dưới. Giám sát, theo dõi chấm công nhân viên thuộc quản lý của ca mình. Kiểm tra, giám sát tác phong, thái độ làm việc nhân viên. Hướng dẫn, đào tạo trực tiếp nhân viên Pha chế mới. Giám sát việc kiểm kê và đặt hàng, báo cáo với cấp trên. Mức lương của Trưởng ca dao động từ 5.5 – 7 triệu đồng/tháng.
Tùy vào từng vị trí, bạn sẽ nhận được mức lương phù hợp năng lực – Ảnh: Internet
– Giám sát Bộ phận pha chế (Beverage Supervisor): Phân công và bố trí việc làm cho nhân viên. Theo dõi công ca thường nhật, hạn chế các trường hợp làm việc thiếu trách nhiệm, rời bỏ vị trí khi chưa được phép, hành vi tiêu cực ảnh hưởng tới uy tín Bar/ Lounge. Quản lý tài sản, trang thiết bị, hàng hóa, vật tư. Giám sát, kiểm tra đột xuất việc chấp hàng quy định quầy Bar/ Lounge với nhân viên. Phối hợp với bộ phận khác như Nhà hàng, khu vực Bếp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Lương vị trí giám sát dao động khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý Quản lý Bộ phận pha chế (Assistant Beverage Manager): Hỗ trợ điều hành và giám sát các hoạt động của quầy Bar/ Lounge bao gồm công việc và nhân sự khi Quản lý vắng mặt; đảm bảo tiêu chuẩn thức uống cũng như chất lượng phục vụ; xây dựng chương trình đào tạo nhân viên; lên kế hoạch làm việc cho nhân viên thuộc bộ phận mình phụ trách. Lương cơ bản vị trí này dao động từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.
– Quản lý bộ phận thức uống (Beverage Manager): Tổ chức, quản lý nhân sự thuộc khu vực phụ trách. Đảm bảo cán cân tài chính cho nhà hàng bao gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Quan sát, điều phối hoạt động toàn khu vực quản lý. Kết hợp cùng Bếp trưởng xây dựng, thay đổi thực đơn theo tổng hợp ý kiến của khách hàng. Mức lương vị trí này từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý quản lý bộ phận Ẩm thực (Assistant F&B Manager): Thay thế vị trí Quản lý bộ phận Ẩm thực vắng mặt. Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên. Điều phối hoạt động toàn bộ bộ phận Ẩm thực. Lương Trợ lý quản lý bộ phận Ẩm thực khoảng 15 – 17 triệu đồng/tháng.
– Quản lý bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): Chịu trách nhiệm về tài chính của bộ phận Ẩm thực. Kết hợp Bếp trưởng Điều hành xây dựng thực đơn cho nhà hàng. Điều phối hoạt động khu vực quản lý. Tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên. Những ai đảm nhiệm vị trí này sẽ nhận được mức lương nằm trong khoảng 17 – 25 triệu đồng/tháng.
– Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực (F&B Director): Điều phối hoạt động và vận hành của toàn khối Dịch vụ Ẩm thực. Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác thực hiện chiến lược kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Lương vị trí này sẽ từ 30 triệu đồng trở lên/tháng.
Các mức lương trên đây đều là lương cơ bản, thu nhập của bạn sẽ còn thêm phụ cấp và các chi phí khác cũng như tiền tip của khách (riêng các vị trí Trợ lý quản lý bộ phận Ẩm thực trở lên sẽ không có tip). Tương lai nghề Pha chế cực kỳ rộng mở nếu bạn biết nỗ lực cố gắng, phấn đấu. Nếu bạn đam mê, hãy theo đuổi và đừng bỏ cuộc nhé.
Tin liên quan
Sinh Viên Và Nghề Pha Chế: Cám Dỗ Hay Sự Khởi Đầu Để Thành Công
Bí Quyết Tìm Việc Nhanh Và Hiệu Quả Cho Nhân Viên Pha Chế