Kiến thức về hệ số lương cơ bản, lương tối thiểu vùng là rất cần thiết đối với người lao động. Tuy nhiên, các quy định lương liên tục có sự thay đổi qua các năm để phù hợp với thị trường thực tế, đòi hỏi bạn luôn phải cập nhật thường xuyên để kịp thời kiểm tra mức thu nhập hiện tại của mình.
Mức lương cơ bản là quyền lợi chính đáng mà người lao động được nhận – Ảnh: Internet
Hệ số lương cơ bản được điều chỉnh qua từng năm là một sự động viên tinh thần phấn đấu, sẵn sàng cống hiến năng lực để nhận lại một giá trị vật chất xứng đáng. Quy định lương không chỉ là vấn đề được người lao động quan tâm mà doanh nghiệp cũng cần chú ý để có cơ sở xây dựng thang bảng lương phù hợp cho nhân sự. Mức lương sẽ được đề cập trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hệ số lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản (hay còn gọi là lương cơ sở) là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ bản. Theo thời gian, lương cơ bản của người lao động sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.
Tham khảo: Nguyên Tắc Ra Quyết Định Nâng Lương, Bạn Đã Làm Đúng Cách?
Lương tối thiểu vùng là gì? Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng được xác định là mức lương thấp nhất được quy định làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận. Như vậy, lương cơ bản được xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Tùy vào tình hình kinh tế, mức sống… của từng khu vực mà mức lương tối thiểu có sự khác nhau. Hàng năm, Nhà nước đều có sự điều chỉnh hai loại lương này nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người lao động cống hiến năng lực.
Quy định mức lương tối thiểu vùng 2019 – 2020
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện tại được áp dụng như sau:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/ tháng
- Vùng II: 3.920.000 đồng/ tháng
- Vùng III: 3.430.000 đồng/ tháng
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/ tháng
Người lao động nắm chắc cách tính lương để kiểm tra lương hiện tại của mình – Ảnh: Internet
Cách tính lương theo hệ số
Mức lương mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động trong điều kiện bình thường, nhân viên làm đủ số giờ trong tháng và hoàn thành định mức lao động hay trách nhiệm công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
- Lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động chưa qua đào tạo đơn giản.
- Lương cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động đã qua đào tạo.
Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Chủ doanh nghiệp dựa vào hệ số lương để tạo thang bảng lương cho mỗi người lao động, cũng như tính toán bảo hiểm xã hội, tiền tăng ca, nghỉ phép… Hệ số lương của tất cả doanh nghiệp được thống nhất tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu cụ thể các quy định về xây dựng thang bảng lương, chuyển lương, phụ cấp cho người lao động thuộc công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Hệ số lương cơ bản: Theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương cơ bản được tính theo hệ số sau:
- Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2,34
- Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2,10
- Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1,86
Mức lương cơ sở năm 2019 – 2020
Kinh tế có sự chuyển biến tích cực, theo đó, Chính phủ quyết định tăng lương cơ sở 2020 nhằm thúc đẩy phát triển và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của người lao động. Theo quyết định tăng lương mới nhất, lương cơ sở 2020 tăng 110.000 đồng so với năm 2019. Cụ thể, lương cơ sở áp dụng trong năm 2020 là 1.600.000 đồng/ tháng. Mức tăng lương cơ bản 2019 – 2020 đồng nghĩa với các chế độ phúc lợi khác như tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng… cũng tăng theo quy định của Chính phủ.
Lương nhận được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả khách quan lẫn trình độ cá nhân – Ảnh: Internet
Thông tin mà Chefjob vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hệ số lương cơ bản hiện nay, từ đó có cách deal lương tốt nhất. Ngoài ra, người lao động sẽ tự tính toán và kiểm tra mức lương hiện tại và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Pháp luật. Dự kiến thang bảng lương mới 2021 và những năm tới sẽ có thay đổi, Chefjob sẽ liên tục cập nhật thông tin mới nhất đến người lao động.
Tin liên quan
Cách Tính Lương Hưu 2019 & Cập Nhật Tăng Lương Hưu Mới Nhất
Lương Tháng 13 Là Gì? Quy Định, Cách Tính Lương Tháng 13 Ra Sao?