Nhờ đóng góp một phần lớn vào giá trị của bộ phận Tiền sảnh, Concierge trở thành vị trí không thể thiếu trong kinh doanh Nhà hàng Khách sạn (NHKS). Bạn đang làm việc trong lĩnh vực này? Vậy bạn có biết Concierge là gì cũng như công việc của Concierge trong NHKS? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời nhé.
Bộ phận Tiền sảnh trong khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng… được xem như mặt tiền của doanh nghiệp, nơi tiếp đón khách hàng và mang đến những ấn tượng đầu tiên. Do vậy, nhân sự thuộc bộ phận này, trong đó có Concierge phải luôn chuyên nghiệp, niềm nở, nắm chắc kỹ năng chuyên môn nhằm mục đích tạo không khí thoải mái nhất cho khách hàng. Vậy Concierge là gì?
Concierge trong khách sạn thuộc bộ phận Tiền sảnh – Ảnh: Internet
Concierge là gì?
Concierge theo tiếng Pháp có nghĩa là “người gác cổng”. Concierge là người đứng ở cửa sảnh, có nhiệm vụ đưa đón, xách hành lý và cung cấp thông tin về nhà hàng, khách sạn cho khách. Ngoài ra, Concierge cũng hướng dẫn khách nhận phòng, đưa các điểm quan tâm phụ cận, hỗ trợ khách đăng ký trước bữa ăn, gửi thư hoặc thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách.
Công việc của Concierge là gì?
Hỗ trợ Bellman, Doorman
Concierge hỗ trợ chuyển hành lý của khách trong quá trình check in, check out và toàn bộ thời gian lưu trú hoặc khi khách có nhu cầu chuyển phòng. Ngoài ra, Concierge còn có nhiệm vụ chào đón, hướng dẫn khách đến vị trí quầy Lễ tân để làm thủ tục check in.
Quản lý việc cho thuê/ mượn dụng cụ, thiết bị NHKS
Trường hợp khách lưu trú có nhu cầu sử dụng các công cụ, dụng cụ, trang thiết bị tại khách sạn, nhà hàng nhưng không có sẵn các gói dịch vụ này thì Concierge sẽ thực hiện thủ tục cho khách thuê/ mượn theo quy định của doanh nghiệp. Concierge cũng là người thông báo cho khách về khoản phí họ phải trả tùy vào loại dụng cụ, thiết bị.
Phân phối – Quản lý báo, tạp chí, ấn phẩm
Concierge thực hiện kiểm tra số lượng, đảm bảo các loại báo, tạp chí, ấn phẩm luôn đầy đủ tại các quầy trong khách sạn. Tùy vào quy định riêng tại mỗi khách sạn, Concierge sẽ phân phối từng loại sản phẩm này đến tận phòng ở của khách hàng.
Xử lý các vấn đề liên quan đến bưu phẩm/ thư
Nhân viên Concierge tiếp nhận thư/ bưu phẩm từ bên ngoài, sau đó chuyển đến khách hàng liên quan đang lưu trú trong khách sạn một cách nhanh chóng nhất. Nếu khách đã rời khỏi khách sạn, Concierge liên hệ với khách theo thông tin ở Lễ tân và chuyển tiếp bưu phẩm cho họ.
Tư vấn thông tin cho khách
Ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của khách sạn thì đôi khi, khách hàng cũng mong muốn tìm kiếm các điểm đến hấp dẫn trong khu vực để tham quan, thư giãn. Người làm công việc Concierge phải am hiểu toàn bộ dịch vụ của khách sạn cũng như thông tin về địa phương để tư vấn chính xác cho khách.
Concierge tư vấn thông tin cho khách – Ảnh: Internet
Hỗ trợ sắp xếp phương tiện di chuyển
Công việc của Concierge còn bao gồm sắp xếp, điều động phương tiện di chuyển theo yêu cầu trước đó của khách. Việc hỗ trợ cần đảm bảo đúng thời gian, tạo sự hài lòng cho khách hàng với dịch vụ của khách sạn.
Hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật
Việc tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, khiếu nại về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong khách sạn là nhiệm vụ của Concierge. Từ đó, Concierge chuyển thông tin đến bộ phận chuyên môn để giải quyết nhanh chóng cho khách.
Ngoài những công việc trên, Concierge còn thực hiện một số việc theo yêu cầu của cấp trên hoặc các bộ phận liên quan như:
- Hỗ trợ Lễ tân hướng dẫn khách làm thủ tục trả phòng hoặc luân chuyển hành lý.
- Ghi nhận phản hồi và chuyển tiếp đến các bộ phận liên quan…
Mức lương của Concierge là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của nhân viên Concierge giao động từ 3.5 – 8 triệu đồng/tháng tùy năng lực làm việc và quy mô khách sạn. Ngoài ra, Concierge còn được hưởng tiền trợ cấp, tiền tip cùng nhiều đãi ngộ khác.
Mức lương của Concierge phụ thuộc vào năng lực làm việc – Ảnh: Internet
Để kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiệu quả, các vị trí nhân sự cần có sự phối hợp để nhiệm vụ chung được hoàn chỉnh. Hiểu rõ Concierge là gì, bạn sẽ luôn làm tốt công việc và trở thành nhân sự xuất sắc nhất ở vị trí này.
Tin liên quan
Internship Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Internship Nhà Hàng – Khách Sạn