Biên Bản Hủy Hóa Đơn Là Gì? Thủ Tục Lập Biên Bản Hủy Hóa Đơn

Biên Bản Hủy Hóa Đơn Là Gì? Thủ Tục Lập Biên Bản Hủy Hóa Đơn

Biên bản hủy hóa đơn là gì? Thủ tục lập Biên bản hủy hóa đơn trong Nhà hàng – Khách sạn như thế nào? Cần lưu ý những gì? Chefjob.vn sẽ giải đáp tường tận từng câu hỏi trong bài viết dưới đây. Nếu nhà hàng hoặc khách sạn của bạn đang có hóa đơn bị sai sót thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích này nhé.

Biên bản hủy hóa đơn
Khi nào cần lập Biên bản hủy hóa đơn? – Ảnh: Internet

Biên bản hủy hóa đơn là gì?

Biên bản hủy hóa đơn được lập để ghi nhận sai sót trong hóa đơn dẫn đến phải hủy và hai bên cam kết không kê khai thuế đối với hóa đơn viết sai. Lưu ý: Theo TT 39/2014/TT-BTC trường hợp doanh nghiệp viết sai hóa đơn khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ sẽ lập Biên bản thu hồi và Biên bản điều chỉnh hóa đơn thay cho mỗi Biên bản hủy hóa đơn cũ.

Khi nào cần lập Biên bản hủy hóa đơn?

  • Hóa đơn in trùng, in thừa hoặc in sai phải hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
  • Hóa đơn không tiếp tục sử dụng.
  • Hủy hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán theo quy định pháp luật.

Đối với trường hợp địa chỉ hoặc tên công ty: Hóa đơn đã thông báo phát hành, có in sẵn tên, địa chỉ trên chứng từ hóa đơn nhưng chưa sử dụng hết thì tiến hành hủy hóa đơn và thông báo kết quả với cơ quan thuế nơi chuyển đi. Khi có hóa đơn mới phải thông báo phát hành với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Riêng hóa đơn là vật chứng trong các vụ án thì không được hủy mà phải xứ lý theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hủy hóa đơn

Thành lập hội đồng hủy hóa đơn

  • Các thành viên trong hội đồng phải ký vào Biên bản hủy hóa đơn. Nếu có sai sót, những thành viên này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Hộ cá nhân kinh doanh không cần thực hiện bước này khi làm thủ tục hủy hóa đơn.

Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

  • Kiểm kê tất cả hóa đơn cần hủy kỹ càng để tránh sai sót.

Kiểm kê hóa đơn
Kiểm kê hóa đơn rất quan trọng khi muốn lập Biên bản hủy hóa đơn – Ảnh: Internet

Hủy hóa đơn và lập Biên bản hủy

  • Lưu lại toàn bộ hồ sơ hủy hóa đơn.
  • Lập 02 bản thông báo kết quả, 01 bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (thời hạn không quá 05 ngày tính từ ngày thực hiện hủy hóa đơn), còn 01 bản lưu lại tại doanh nghiệp.

Tải mẫu Biên bản hủy hóa đơn TẠI ĐÂY

Thông báo kết quả hủy hóa đơn đến cơ quan thuế

Có thể thông báo qua 02 hình thức:

  • Hình thức 01: Nộp trực tiếp tại cơ quản thuế.
  • Hình thức 02: Nộp qua phần mềm HTKK (Hỗ trợ kê khai).

Lưu ý khi viết Biên bản hủy hóa đơn

Biên bản hủy hóa đơn cần có đầy đủ những nội dung sau:

  • Căn cứ vào nghị định/thông tư… của Bộ tài chính.
  • Ngày/tháng/năm lập Biên bản.
  • Người đại diên, chức vụ, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, email, fax…
  • Nội dung hủy hóa đơn rõ ràng.
  • Chữ ký và con dấu của hai bên đại diện.

Biên bản hủy hóa đơn phải được lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn

Khác với Biên bản hủy hóa đơn, Biên bản thu hồi hóa đơn được lập khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao sản phẩm, cung ứng dịch vụ hoặc chưa kê khai thuế nhưng phát hiện lỗi sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện rõ lý do thu hồi và người bán cần gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn và tiến hành lập hóa đơn mới theo quy định.

Biên bản thu hồi hóa đơn
Lập Biên bản thu hồi hóa đơn khi hóa đơn chưa kê khai thuế – Ảnh: Internet

Hóa đơn có vấn đề là điều khó tránh khỏi, người chịu trách nhiệm xử lý cần xem xét từng trường hợp để quyết định lập Biên bản hủy hóa đơn hay Biên bản điều chỉnh, Biên bản thu hồi. Các kiến thức này rất cần thiết để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm đúng theo quy định pháp luật, tránh bị xử phạt. Hi vọng bài viết của Chefjob đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Tin liên quan

Biên Bản Bàn Giao Công Việc – Thủ Tục Không Thể Thiếu Trước Khi Nghỉ Việc

Bản Nghiệm Thu Là Gì? Mẫu Bản Nghiệm Thu Công Việc Mới Nhất

Bài Viết Liên Quan