Ứng Viên Thể Hiện Chuyên Nghiệp, Khéo Léo Qua Thư Từ Chối Nhân Việc

Ứng Viên Thể Hiện Chuyên Nghiệp, Khéo Léo Qua Thư Từ Chối Nhân Việc

Một lá thư từ chối nhận việc khéo léo vừa thể hiện thái độ chuyên nghiệp của ứng viên mà còn khiến nhà tuyển dụng vui vẻ dù không nhận được hồi đáp như mong muốn. Bạn nhận thư mời nhận việc nhưng không có khả năng tiếp tục hợp tác? Hãy trở thành ứng viên lịch sự với bí quyết từ chối dưới đây.

thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp
Thư từ chối phỏng vấn hay nhận việc cũng thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp – Ảnh: Internet

Trong thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh, không riêng ứng viên tìm kiếm công việc mà các doanh nghiệp cũng mong muốn được hợp tác cùng nhân tài. Một ứng viên xuất sắc chắc chẳn sẽ được nhiều nhà tuyển dụng “săn đón” và nhận được không ít lời mời phỏng vấn. Nếu bạn quyết định không lựa chọn, hãy lịch sự gửi thư từ chối nhận việc đến doanh nghiệp chưa phù hợp với mình.

Cách viết thư từ chối nhận việc khéo léo

Lý do từ chối nhận việc đến từ nhiều yếu tố, có thể bạn đã tìm được chỗ làm mới, bạn không thật sự yêu thích công việc này, từ chối nhận việc vì lương thấp… Dù lý do là gì, bạn vẫn nên thể hiện lịch sự bằng cách gửi thông báo đến doanh nghiệp về tình hình hiện tại cũng như lý do bạn không thể tiếp nhận công việc. Cũng giống thư từ chối của nhà tuyển dụng, mẫu thư từ chối nhận việc cần đảm bảo 3 nội dung:

Xem thêm: Nghệ Thuật Từ Chối Khéo Ứng Viên Của Nhà Tuyển Dụng

Thời gian

Thời gian hợp lý nhất để gửi thư từ chối là trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thư mời nhận việc. Khoảng thời gian này đủ để phía doanh nghiệp kịp thời sắp xếp công việc và nhân sự.

Nội dung

Nội dung thư từ chối cần đầy đủ nhưng ngắn gọn và súc tích, ứng viên lưu ý đi thẳng vào ý chính, trình bày lý do từ chối một cách chính đáng. Đồng thời, bạn nên thể hiện sự tiếc nuối khi không có cơ hội được hợp tác cùng doanh nghiệp, chủ động đề nghị giữ thông tin liên lạc để liên hệ khi có nhu cầu.

thư từ chối ngắn gọn, đầy đủ nội dung
Ứng viên cần chuẩn bị thư từ chối đảm bảo nội dung nhưng ngắn gọn – Ảnh: Internet

Giới thiệu ứng viên khác

Bằng cách vận dụng các mối quan hệ, bạn xác định được người có khả năng đảm nhận vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Việc giới thiệu ứng viên khác phù hợp với nhà tuyển dụng có thể tạo liên kết tốt đẹp với doanh nghiệp đó. Chắc chắn rằng, nhà tuyển dụng sẽ không có lý do gì mà không mỉm cười với bạn.

Tham khảo mẫu thư từ chối chuẩn

Tiêu đề email: Thư mời nhận việc – Vị trí – Tên ứng viên

Kính gửi/ Dear… (Tên người nhận)

Tôi rất vui vì nhận được thư mời nhận việc của Quý công ty tại vị trí… Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo với Quý công ty rằng tôi không thể tiếp nhận vị trí này vì lý do…

Với vị trí và yêu cầu công việc hiện tại ở Quý công ty, tôi nhận thấy ứng viên… (Tên người dự định giới thiệu) rất phù hợp để đảm nhận. Anh/ Chị có thể liên hệ với… (Tên người bạn giới thiệu) thông qua… (Email/ Số điện thoại) để trao đổi chi tiết hơn.

Hy vọng chúng ta có cơ hội hợp tác lâu dài ở một dịp khác.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn vì lời mời của Quý công ty.

Trân trọng.

thư từ chối khéo léo
Việc gửi thư từ chối cho nhà tuyển dụng cũng cần khéo léo – Ảnh: Internet

Nhà tuyển dụng có thể tiếc nuối vì không có cơ hội hợp tác với bạn nhưng họ vẫn sẽ đánh giá cao thái độ làm việc chuyên nghiệp của ứng viên dựa vào thư từ chối nhận việc. Hy vọng với thông tin Chefjob vừa chia sẻ, bạn sẽ luôn biết cách để lại ấn tượng sâu sắc với doanh nghiệp dù không nhận lời làm việc cùng họ.

Tin liên quan

Kỹ Năng Từ Chối Trong Giao Tiếp Là Cả Một Nghệ Thuật

Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản Dành Cho Nhân Sự Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn

Bài Viết Liên Quan