Thế giới Ẩm thực đa dạng, nhiều màu sắc với rất nhiều loại thực phẩm, gia vị, thảo dược mà ngay cả Đầu bếp chuyên nghiệp cũng khó nắm bắt hết và Cilantro là một trong số đó. Tuy nhiên, nếu bạn biết Cilantro là gì, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì đây chính là loại gia vị được chúng ta sử dụng hàng ngày.
Cilantro (rau mùi) – loại gia vị phổ biến trong Ẩm thực Việt – Ảnh: Internet
Cilantro không chỉ được Đầu bếp lựa chọn để tạo hương vị món ăn mà còn được chị em nội trợ dùng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Mặc dù chỉ là một loại rau gia vị nhỏ, nhưng Cilantro lại chứa nhiều công dụng đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa trong Ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Mời các Đầu bếp tương lai cùng Chefjob.vn tìm hiểu Cilantro là gì nhé.
Cilantro là gì?
Cilantro là tên chuyên ngành của ngò rí (rau mùi, mùi ta) – một loại gia vị rất gần gũi và thân thuộc trong Ẩm thực Việt. Cilantro thuộc dòng Hoa tán, đặc trưng với vị cay, tính ấm, hình dáng thuộc dạng cây thảo cao từ 20 – 60 cm, màu xanh lục, các lá phía dưới tỏa ra kiểu trái xoan có răng. Cilantro còn có tên khoa học là Coriandrum sativum, thân mảnh, nhẵn, lá bóng.
Công dụng tuyệt vời của Cilantro
Ứng dụng trong Ẩm thực
- Hầu hết các món ăn mang phong cách Việt đều có sự xuất hiện của loại gia vị này. Cilantro được Đầu bếp sử dụng rộng rãi như một loại rau tăng hương vị trong món ăn.
- Cilantro còn đóng vai trò như một nguyên liệu trang trí cho các món ăn như soup, salad, canh, các món xào…
- Cilantro được dùng để ăn cùng rau sống hoặc nấu canh như một loại nguyên liệu quan trọng.
Giúp ích cho sức khỏe
- Cilantro chứa một hàm lượng acid ascorbic có tác dụng lọc máu, thải độc trong cơ thể, duy trì lượng đường trong máu.
- Cilantro kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng sự bài tiết đường tiểu và chống đầy hơi.
- Cilantro chứa nhiều vitamin bổ dưỡng như vitamin A, C, B1, B2, acid folic, sắt… giúp hạ cholesterol trong máu.
- Lá và hạt Cilantro giã nhuyễn có tác dụng chữa bệnh cảm lạnh, hạ sốt…
Cilantro có thể giã nhuyễn để chữa các bệnh cảm lạnh – Ảnh: Internet
- Chất sắt có trong Cilantro rất tốt để ngăn chặn bệnh thiếu máu, giảm rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Phần rễ Cilantro còn có thể sắc thành thuốc chữa các bệnh về sỏi thận, nghẽn thận, vàng da…
- Chất oxy hóa có trong Cilantro hỗ trợ chữa các bệnh viêm và ngứa, bệnh ngoài da như sốt phát ban, nhiễm trùng, ngứa da, loét miệng… và giảm đỏ mắt.
- Đặc tính chống khuẩn trong Cilantro sẽ ngăn chặn các bệnh lây qua đường tiêu hóa như thương hàn hay dịch tả.
- Ngoài ra, bạn có thể nghiền nhuyễn lá Cilantro rồi trộn với bột nghệ và café để làm mặt nạ, đánh bay mụn cứng đầu và làm da trắng hồng hào hơn.
Phân biệt Cilantro với Coriander và Parsley
Đối với Coriander: Hiện nay, nhiều tài liệu Ẩm thực sử dụng Cilantro thay thế cho Coriander và ngược lại. Mặc dù về bản chất, 2 loại này giống nhau nhưng trên thực tế Cilantro là phần thân trên, mùi cay nồng, lá xanh, được sử dụng khi còn tươi, trong khi Coriander là loại hạt thường rang lên để làm dậy mùi món ăn.
Đối với Parsley: Parsley là loại ngò tây, còn Cilantro là ngò ta. Nếu bạn để ý kỹ, lá Parsley có màu đậm hơn, lá xoăn hơn và thân cũng dày hơn. Nếu Cilantro được ứng dụng rất nhiều trong Ẩm thực thì phần lớn Parsley chỉ dùng để trang trí.
Parsley (trái) và Cilantro (phải) thường khiến nhiều người nhầm lẫn – Ảnh: Internet
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong Ẩm thực Việt, Cilantro còn mang đến rất nhiều công dụng khác trong đời sống hàng ngày. Đối với Đầu bếp chuyên nghiệp, hiểu được Cilantro là gì, bạn sẽ dễ dàng ứng dụng trong chế biến để tạo ra nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu vô cùng đơn giản này.
Tin liên quan
Thyme Là Gì? Khám Phá Loại Gia Vị Tây Được Các Đầu Bếp Ưa Dùng