Coordinator Là Gì? Nhà Hàng Khách Sạn Có Những Loại Coordinator Nào?

Coordinator Là Gì? Nhà Hàng Khách Sạn Có Những Loại Coordinator Nào?

Môi trường Dịch vụ chuyên nghiệp như Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) cần nhiều vị trí việc làm khác nhau, đảm bảo từng khâu phục vụ khách hàng đều được thực hiện đúng tiêu chuẩn nhất. Bạn đang làm việc trong môi trường NHKS? Bạn đã từng nghe thấy vị trí Coordinator và làm việc với bộ phận này chưa?
Xem thêm: Tải Bảng Mô Tả Công Việc 25 Vị Trí Nhà Hàng Khách Sạn

Coordinator là vị trí điều phối quan trọng trong ngành NHKS – Ảnh: Internet

Coordinator là vị trí có tại nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên tùy vào tính chất hoạt động riêng của doanh nghiệp mà người làm Coordinator có nhiệm vụ khác nhau. Đối với khối ngành Dịch vụ như NHKS, Coordinator không thể thiếu, giữ cho quy trình làm việc tại đây được diễn ra suôn sẻ. Vậy Coordinator là gì? Coordinator có vai trò gì trong hoạt động NHKS?

Coordinator là gì?

Coordinator chỉ vị trí người điều phối hay còn gọi là điều phối viên. Coordinator chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc chung của doanh nghiệp. Trong NHKS, Coordinator được chia thành nhiều vị trí cụ thể cho từng hạng mục, giữ vai trò khác nhau, đúng với bộ phận mà họ đang chịu sự Quản lý.

Event Coordinator

Mỗi khách sạn, nhà hàng đều luôn có sự kiện đi kèm như tổ chức tiệc cưới, hội thảo, hội nghị… Điều phối viên sự kiện Event Coordinator quản lý chung các hoạt động sự kiện của khách sạn, nhà hàng. Công việc cụ thể của Event Coordinator bao gồm:

  • Lên ý tưởng và lập kế hoạch cho từng sự kiện.
  • Sản xuất và phân phối tài liệu marketing như thông báo quảng cáo, thư mời, sắp xếp phương tiện vận chuyển.
  • Set up sự kiện, giải quyết vấn đề, đảm bảo sự kiện diễn ra đúng như kế hoạch.

Event Coordinator hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện quan trọng – Ảnh: Internet

F&B Coordinator

Vị trí thư ký cho Giám đốc bộ phận Ẩm thực cần nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, cụ thể bạn cần:

  • Truyền thông tin từ Giám đốc bộ phận Ẩm thực đến các bộ phận liên quan và ngược lại.
  • Hỗ trợ Giám đốc bộ phận Ẩm thực các công việc hành chính, tổ chức hệ thống hồ sơ.
  • Theo dõi và xử lý voucher, đơn đặt hàng, thư điện tử, điện thoại, kế hoạch đào tạo… trong bộ phận F&B.
  • Tham gia lên ý tưởng tổ chức sự kiện.
  • Cùng với bộ phận Tài chính báo cáo các ngân sách và dự báo ngân sách trong thời gian tiếp theo.

Sales Coordinator

Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù kinh doanh ở lĩnh vực gì cũng cần Sales Coordinator để điều phối kinh doanh. Sales Coordinator làm việc trong bộ phận Sales & Marketing của khách sạn, nhà hàng có nhiệm vụ:

  • Tìm hiểu nhu cầu thị trường, chủ động tiếp cận khách hàng.
  • Trả lời điện thoại, email, fax của bộ phận.
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Hỗ trợ chuẩn bị, triển khai các hoạt động quảng cáo.
  • Sắp xếp, quản lý các cuộc hẹn trong ngày của Trưởng bộ phận.
  • Tham gia lên ý tưởng marketing.

Marketing Coordinator

  • Hỗ trợ lên timeline dự án, quản lý và cập nhật tiến độ công việc.
  • Sắp xếp các công việc theo thứ tự quan trọng, theo dõi dự án kỹ lưỡng.
  • Thẩm định chất lượng các loại ấn phẩm, ấn bản điện tử trước khi triển khai thực hiện.
  • Phối hợp với các phòng/ban/bộ phận khác để hỗ trợ dự án hoàn thành.
  • Làm việc với các đối tác của khách sạn, nhà hàng để cung cấp sản phẩm cho dự án kịp thời, đúng tiêu chuẩn.

Marketing Coordinator điều phối hoạt động quảng cáo cho khách sạn, nhà hàng – Ảnh: Internet

Tùy vào bộ phận Quản lý mà Coordinator có tên gọi và nhiệm vụ khác nhau. Để trở thành Coordinator chuyên nghiệp, thành thạo quy trình nhất, bạn cần nắm chắc kiến thức căn bản, cùng kinh nghiệm thực tế có được để xử lý. Coordinator NHKS đang là vị trí việc làm được nhiều bạn trẻ quan tâm, nếu bạn cũng yêu thích công việc này, đừng quên theo dõi thông tin tuyển dụng trên Chefjob.vn để kịp thời ứng tuyển nhé.

Tin liên quan

Channel Manager Là Gì? Vì Sao Khách Sạn Cần Channel Manager?
Assistant Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Của Assistant Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Bài Viết Liên Quan