Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? 4 Giá Trị Cốt Lõi Trong Kinh Doanh NHKS

Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? 4 Giá Trị Cốt Lõi Trong Kinh Doanh Nhà Hàng – Khách Sạn

Giá trị cốt lõi là gì? Đây là cơ sở thiết yếu tạo nên nền tảng niềm tin, giúp doanh nghiệp nhận được sự quan tâm, ủng hộ, lòng trung thành của khách hàng. Đối với các tổ chức kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, giá trị cốt lõi hết sức quan trọng, vì nhờ đó mà người quản lý đưa ra định hướng phát triển đúng đắn, mang lại hiệu quả.

 gia tri cot loi giup nha hang khach san thanh cong hon
Giá trị cốt lõi giúp nhà hàng, khách sạn có chiến lược phát triển tốt hơn – Ảnh: Internet

Kinh doanh thời hiện đại, chúng ta vẫn thường nghe đến các cụm từ như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp,… gắn liền với từng bước đi, từng hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Là ngành dịch vụ lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo phát triển, các tổ chức Nhà hàng – Khách sạn không ngừng nỗ lực xây dựng giá trị cốt lõi. Vậy, giá trị cốt lõi là gì mà lại có ảnh hưởng lớn đến vậy?

Giá trị cốt lõi là gì?

Có rất nhiều định nghĩa để giải thích giá trị cốt lõi là gì, trong đó có 3 định nghĩa mà Chefjob.vn tổng hợp được từ các chuyên gia:

  • Định nghĩa 1: Giá trị cốt lõi là tất cả những gì tại doanh nghiệp không thể cân đo đong đếm để trả bằng tiền hoặc bất biến theo thời gian. Đây là nền tảng giúp đơn vị hình thành nội quy chung.
  • Định nghĩa 2: Giá trị cốt lõi là hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa con người với con người hay giữa tập thể này với tập thể khác, nó được xem là “linh hồn” và “ăn sâu” vào trong tổ chức, giúp hình thành nên tâm lý chung, tạo nên môi trường văn hóa.
  • Định nghĩa 3: Giá trị cốt lõi là hệ thống những quy tắc hướng dẫn mang tính thiết yếu và lâu dài, ảnh hưởng đến quyết định và hành động của một tổ chức. Điều đó có nghĩa khi nhiệm vụ và kế hoạch của doanh nghiệp thay đổi thì giá trị cốt lõi vẫn được giữ lại.

giá trị cốt lõi doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ có mục tiêu rõ ràng nhờ giá trị cốt lõi – Ảnh: Internet

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một định hướng phát triển riêng nên sẽ thiết lập cho đơn vị giá trị cốt lõi đặc biệt, gắn liền với thương hiệu. Giá trị cốt lõi của sản phẩm cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng nhằm tạo sự khác biệt với các đơn vị cạnh tranh khác.

Ví dụ: Giá trị cốt lõi tạo nên giá trị cho Chefjob – đơn vị cung ứng nguồn nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn hàng đầu Việt Nam là EAT:

  • E – Effective (Hiệu quả): Hỗ trợ nhà tuyển dụng tìm đúng người, giúp ứng viên tìm đúng việc.
  • A – Acknowledge (Am hiểu): Thấu hiểu từng ứng viên và doanh nghiệp để đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.
  • T – Together (Đồng hành): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và ứng viên.

Tất cả các dịch vụ mà Chefjob.vn cung ứng đều hướng dựa trên những giá trị cốt lõi trên mà xây dựng, hoàn thiện và phát triển, từ đó hoàn thành sứ mệnh của mình.

Có giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ hoàn thành sứ mệnh tốt hơn
Có giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ hoàn thành sứ mệnh tốt hơn – Ảnh: Internet

4 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn cần hướng đến

  • Sự rõ ràng: Giữa một “rừng” nhà hàng, khách sạn trên thị trường hiện nay, làm cách nào để đơn vị của bạn nổi bật và để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng? Muốn làm được điều này, bạn cần xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mà điều đầu tiên cần hướng đến chính là sự rõ ràng. Biết mục tiêu mình làm gì, sứ mệnh, nhiệm vụ sẽ giúp đơn vị dễ đưa ra kế hoạch, dễ thực hiện hơn.
  • Tầm nhìn và sự tham vọng: Giúp nhân sự trong tổ chức không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu chung. Ngoài ra, mỗi cá nhân sẽ có định hướng nâng cao năng lực bản thân, phát triển toàn diện để ngày càng thành công hơn.
  • Thích nghi với thay đổi: Một giá trị cốt lõi đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp chính là chúng không chịu ảnh hưởng và tác động quá nhiều của sự thay đổi từ môi trường. Muốn thành công và tiếp tục thành công, doanh nghiệp cần có sự thích ứng tuyệt vời với thị trường để khẳng định giá trị thực tại của mình.
  • Sự đồng cảm: Giúp tạo ra sợi dây liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp với xã hội, giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với cấp trên, từ đó vì mục tiêu chung mà phấn đấu, hoàn thành tốt sứ mệnh.

Ví dụ: Tại nhà hàng, nếu không có sự hợp tác và đồng lòng của người Quản lý và Bếp trưởng sẽ không tạo ra thực đơn chất lượng, hấp dẫn thực khách; nếu tại khách sạn không có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận Lễ tân và nhân viên Buồng phòng thì các đánh giá, góp ý của khách lưu trú sẽ không được ghi nhận, cải thiện.

Bạn đang kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn?
Bạn muốn tham gia vào lĩnh vực đầy tiềm năng này?
Vậy thì, đừng quên xây dựng cho doanh nghiệp mình hệ thống giá trị cốt lõi vững mạnh.

Tin liên quan

Lợi Ích Từ Mô Hình Khách Sạn Không Khói Thuốc Lá

Những Điểm Quan Trọng Trong Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn

Bài Viết Liên Quan