Các món thức uống kết hợp của trà và một số nguyên liệu khác đang rất được giới trẻ Việt ưa chuộng như trà sữa trân châu, ice blended, milk shake… Là dân Pha chế chuyên nghiệp, bạn đã biết hồng trà là gì và sức hấp dẫn của những loại thức uống từ hồng trà? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu tác dụng của hồng trà nhé.
Hồng trà là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng – Ảnh: Internet
Những năm gần đây, trà sữa đã du nhập vào Việt Nam và khiến nhiều người say mê. Thế nhưng, ít ai biết được, nguyên liệu chính làm nên món đồ uống tuyệt vời này chính là hồng trà. Hồng trà là gì? Uống hồng trà có mập không và ngoài sự thơm ngon còn có lợi ích gì cho sức khỏe?
Hồng trà là gì?
Hồng trà thực chất là trà đen – một loại trà vốn được ưa chuộng trên thế giới. Nguồn gốc bắt nguồn từ loại cây Camelia Sinensis với 2 loại: Camelia Sinensis Assamica và Camelia Sinensis Sinensis. Trong khi Camelia Sinensis Sinensis có lá ngắn, chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc và các nước lân cận thì Camelia Sinensis Assamica có lá lớn hơn, phổ biến ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Hồng trà có độ oxy hóa, được ủ từ lá trà sau khi vò để biến trà có màu xanh lục trở nên sậm hơn. Trà được sấy khô rồi tiếp tục pha cùng các loại nguyên liệu. Hồng trà có hương vị khá mạnh, một số loại còn có chất đậm và rất đắng. Bên cạnh kết hợp tạo nên các món thức uống như hồng trà kem sữa, trà sữa… thì hồng trà còn được người phương Tây dùng vào buổi sáng hoặc trưa. Hiện nay có các loại hồng trà ngon được người Việt ưa chuộng như: Hồng trà tắc, hồng trà đào, hồng trà sữa, hồng trà macchiato…
Hồng trà sủi bọt – 1 trong những loại hồng trà đang được ưa chuộng – Ảnh: Internet
Tác dụng của hồng trà
- Phòng tránh một số bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Giúp tinh thần tỉnh táo do có hàm lượng caffeine nhất định.
- Lợi tiểu, giải độc, giảm nhiệt, sát trùng vết thương.
- Chất tannin trong hồng trà giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Ngăn ngừa sâu răng, giúp diệt khuẩn, cung cấp thêm các vitamin chống lão hóa, đẹp da, bảo vệ dạ dày.
- Chất acid giúp tiêu hao bớt lượng mỡ thừa, chất chống oxy hóa EGCG giúp phòng ngừa ung thư.
- Dưỡng tóc bóng đẹp…
Bên cạnh đó, một số người có biểu hiện sau đây được khuyến cáo không nên uống hồng trà:
- Người mắc các bệnh: Sỏi thận, u bướu, dạ dày, mất ngủ, thiếu máu, dễ bị kích động, đang điều trị với thuốc tây, sức đề kháng yếu…
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh.
- Người đang say rượu, đói bụng, dùng trà để uống thuốc…
Hồng trà và lục trà khác nhau như thế nào?
Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa hồng trà và lục trà, tuy nhiên đây là hai loại trà hoàn toàn khác nhau, tác dụng, đặc điểm và cách sử dụng cũng không giống nhau. Nếu hồng trà có nồng độ oxy hóa đạt 100% thì lục trà lại không áp dụng quá trình oxy hóa. Lượng caffeine có trong lục trà cũng ít hơn hồng trà. Sự chênh lệch này còn tùy thuộc vào giống cây, phương pháp trồng, ủ trà… Hồng trà hỗ trợ chống lão hóa, trong khi lục trà nguyên chất chứa L-thianine truyền thần kinh ức chế GABA khiến người uống rơi vào tình trạng bồn chồn, lo lắng.
Phân biệt hồng trà và lục trà để có cách sử dụng hiệu quả nhất – Ảnh: Internet
Nếu sử dụng đúng cách, pha chế đúng vị, hồng trà sẽ là một loại thức uống hấp dẫn và bổ dưỡng. Hồng trà được bày bán ở hầu hết hệ thống siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu pha chế. Với thông tin vừa rồi, hy vọng những ai đang theo đuổi công việc Pha chế sẽ hiểu được hồng trà là gì cũng như tác dụng của trà đen. Bạn đừng quên chia sẻ với Chefjob cảm nhận của bạn khi thưởng thức thức uống từ hồng trà nhé.
Tin liên quan
Những Nguyên Liệu Pha Chế Cơ Bản – Kiến Thức “Nhập Môn” Với Bartender, Barista
Kinh Doanh Trà Sữa Nở Rộ Và Cơ Hội Việc Làm Quán Trà Sữa Tăng Cao