Dù mới đi làm hay đã “chinh chiến” lâu năm trong nghề thì kỹ năng tổ chức công việc vẫn luôn cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu kỹ năng tổ chức công việc tốt một cách “bẩm sinh” để kiểm soát và thực hiện hiệu quả mọi thứ. Nếu chưa được giỏi vấn đề này, bạn cũng đừng quá lo lắng vì Chefjob.vn đã đem “kim chỉ nam” đến bạn rồi đây.
Tổ chức công việc tốt sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn – Ảnh: Internet
Bạn loay hoay trong mớ công việc cũ và mới?
Bạn bối rối vì không biết sắp xếp thứ tự giải quyết việc nào trước việc nào sau?
Bạn mệt mỏi với những câu hỏi của sếp về deadline và kết quả công việc?
Theo khảo sát, các vấn đề mà người đi làm đang gặp phải ở trên xảy ra “nhan nhản” vì thiếu kỹ năng tổ chức. Chuyên gia nhân sự cho rằng, kỹ năng tổ chức ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công việc của mỗi người. Đó là lý do tại sao bạn cần trau dồi và nâng cao cách tổ chức công việc ngay từ bây giờ.
Rèn luyện
Không phải ai cũng may mắn sở hữu khả năng sắp xếp, tổ chức công việc tốt ngay từ ban đầu. Để nâng cao trình độ tổ chức trong công việc, bạn cần rèn luyện mỗi ngày, bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất: Tại sao bạn lại để lịch bên trái và bình nước bên phải trên bàn làm việc? Bạn có bao nhiêu việc phải giải quyết gấp trong ngày mai? Kế hoạch sau khi kết thúc giờ làm tại công ty của bạn là gì?…
Tự đặt ra những nghi vấn và giải quyết nó một cách triệt để, làm hài lòng chính bản thân bạn và cả người bị ảnh hưởng bởi nó (nếu có) là cách để bạn rèn luyện khả năng tổ chức công việc.
Rèn luyện là cách để bạn có được kỹ năng tổ chức công việc tốt – Ảnh: Internet
Phân bổ độ ưu tiên của các nhiệm vụ
Chefjob tin rằng trong một ngày làm việc, dù đang đảm nhiệm vị trí Lễ tân, Thu ngân, Quản lý nhà hàng… thì bạn cũng có nhiều nhiệm vụ khác nhau cần xử lý. Đó là lý do tại sao việc phân bổ độ ưu tiên các hạng mục công việc để sắp xếp giải quyết theo thứ tự là điều nên làm. Có 4 phương pháp để bạn thực hiện dễ dàng điều này:
– Đánh số độ khẩn cấp nhiệm vụ theo nhận định của bạn.
– Dùng màu sắc phân biệt hạng mục khác nhau. Ví dụ: Tô màu đỏ cho việc cần làm ngay, màu xanh cho việc mức độ bình thường, màu đen cho việc làm sau.
– Phân loại tài liệu cần thiết đi theo từng hạng mục khác nhau.
– Xác định thời gian hoàn thành công việc.
Sắp xếp bàn làm việc và máy tính
Bạn ngồi vào bàn và bắt đầu lấy tài liệu để nghiên cứu nhưng khổ nỗi, bạn không biết tài liệu mình cần ở đâu giữa mớ hỗn độn trước mặt. Và thế là, bạn bắt đầu lục lọi để tìm, thời gian tìm càng lâu thì ý chí của bạn càng giảm dần. Điều này cũng tương tự như khi mở máy tính lên và choáng ngợp trước hàng tá thư mục đang “ngổn ngang” khắp màn hình. Kỹ năng tổ chức công việc không to tát, xa vời ở đâu mà hiện diện ngay từ những điều nhỏ nhất.
Hãy sắp xếp bàn làm việc và máy tính của mình một cách khoa học theo cách phân loại chúng thành các tổ hợp tương ứng với nhau để gộp chung. Việc này không làm bạn tốn quá nhiều thời gian nhưng lại giúp ích rất lớn khi bạn cần đến nó. Không gian làm việc thoáng đãng, tươm tất sẽ tạo hứng thú cho bạn nhiều hơn.
Bàn làm việc khoa học sẽ giúp bạn có hứng thú làm việc hơn – Ảnh: Internet
Đừng ôm đồm quá nhiều khi không đủ sức
Khối lượng công việc là một yếu tố để đánh giá năng lực của nhân viên nhưng điều này không quan trọng bằng chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Do đó, nếu bạn đã có nhiều việc cần xử lý mà sếp ngỏ ý đưa thêm việc thì hãy khéo léo từ chối, Chefjob tin rằng sau khi nắm rõ các hạng mục công việc của bạn, sếp sẽ giao lại việc cho người khác.
Xem ngay: Kỹ Năng Từ Chối Trong Giao Tiếp Là Cả Một Nghệ Thuật
Hy vọng với những thông tin mà Chefjob chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thêm cho mình nhiều giải pháp để nâng cao kỹ năng tổ chức công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, ghi điểm với sếp.
Tin liên quan
8 Bước Lên Kế Hoạch Công Việc Hiệu Quả
Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Cho Nhân Sự Nhà Hàng – Khách Sạn