Nghề Làm Bánh Và Cơ Hội Thăng Tiến Tại Nhà Hàng - Khách Sạn - Chefjob.vn

Nghề Làm Bánh Hiện Nay: Nhu Cầu Cao & Cơ Hội Thăng Tiến Rộng Mở

Dạo quanh một vòng các website tuyển dụng việc làm Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) – Ẩm thực (F&B), dễ dàng nhận ra nhu cầu tuyển dụng nhân sự nghề Bánh lên đến hàng nghìn người. Điều này chứng tỏ nghề Bếp bánh đang có chỗ đứng trong ngành F&B, đem đến nhiều cơ hội phát triển cho những ai đam mê.

 nghề làm bánh thu hút giới trẻ
Nghề Làm bánh thu hút nhân lực trên thị trường tham gia – Ảnh: Internet

Cách đây chừng một thập kỷ, nhiều người vẫn còn suy nghĩ nghề Làm bánh chỉ dành cho phụ nữ, chuyên “giết thời gian” bằng cách vào bếp cùng bột đường bơ sữa. Nhưng theo thời gian, khi mà thị hiếu ẩm thực xã hội dần thay đổi theo chiều hướng mới, Làm bánh lại trở thành một trong những nghề được “săn đón” nhiều nhất. Cơ hội việc làm của nghề Làm bánh cũng rộng mở hơn: Nhà hàng, khách sạn, chuỗi cửa hàng bánh, kinh doanh online…

Nghề bánh – việc luôn “trải thảm” sẵn

Nhu cầu nhân lực ngành chế biến thực phẩm, trong đó có làm bánh sẽ gia tăng từ 11.000 lao động đến khoảng 20.000 lao động/năm, tính đến 2020. Điều này chứng tỏ làm bánh là một trong những nghề mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho những ai muốn theo đuổi công việc này.

Sự phát triển của Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) cũng chứng tỏ được tình trạng “khát” nhân lực ở ngành bánh. Chính vì thế, việc làm và con đường thăng tiến dành cho nhân sự nghề “nhào bột” luôn hấp dẫn.

Lộ trình phát triển của nhân sự nghề làm bánh

Thực tập sinh (Internship)

Đây là vị trí đầu tiên mà bất kỳ người học làm bánh nào cũng cần bắt đầu để làm quen với môi trường làm việc thực tế cũng như trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng thực tiễn. Thực tập sinh sẽ học việc và đảm bảo hoàn thành các công việc được giao trong khu vực Bếp bánh theo phân công của Tổ trưởng. Vị trí này không có lương, tùy vào nhà hàng hay khách sạn sẽ có chế độ phụ cấp cho Thực tập sinh.

Phụ bếp (Kitchen helper)

Chuẩn bị nguyên liệu và thành phần theo công thức bánh cũng như dụng cụ cơ bản theo chỉ đạo. Chịu trách nhiệm dọn dẹp, vệ sinh, sắp xếp công cụ, nguyên liệu tại khu vực làm việc. Lương Phụ bếp bánh dao động 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng.

Nhân viên Bếp bánh (Baker)

Chuẩn bị các loại bánh ngọt, món tráng miệng, bánh nướng và đảm nhận các công việc khác theo sự phân công của Tổ trưởng. Lương của nhân viên ở vị trí này từ 4,5 – 06 triệu đồng/ tháng.

đảm nhận công việc làm bánh
Nếu chứng tỏ được tài năng của mình sau thời gian phụ việc, bạn sẽ được đảm nhận công việc làm bánh 

Tổ Phó/ Ca phó Bếp bánh (Demi Chef)

Đảm bảo các khâu chuẩn bị nguyên liệu, nướng bánh, làm kem, trang trí, ra sản phẩm cuối cùng đều hoàn hảo theo đúng quy trình, hạn chế các sai sót. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổ trưởng. Lương nhân viên Tổ phó Bếp bánh khoảng 5,5 – 07 triệu đồng/ tháng.

Tổ Trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh (Chef de Partie)

Phụ trách quản lý một nhóm ở khu vực Bếp bánh. Chịu trách nhiệm về vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng chuyên môn của khu vực mình. Tiến hành lên đơn đặt hàng và các công việc khác theo sự phân công của Bếp trưởng. Lương Tổ trưởng từ 07 – 09 triệu đồng/tháng.

Bếp phó Bếp bánh

Hỗ trợ quản lý nhân sự khu vực Bếp bánh cũng như đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, kỹ năng nghiệp vụ, vận hành,… Lên kế hoạch và tiến hành đào tạo kỹ năng cho nhân viên. Theo dõi, tình hình chi tiêu để lên kế hoạch hợp lý trong khu vực Bếp bánh. Thống kê các đơn hàng để đặt hàng tổng. Giám sát, kiểm tra chất lượng món ăn. Lương vị trí này dao động từ 09 – 13 triệu đồng/tháng.

Bếp trưởng Bếp bánh (Pastry Chef)

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực Bếp bánh từ nhân sự đến các tiêu chuẩn theo quy định tại nhà hàng, khách sạn. Lên kế hoạch và đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân sự dưới cấp. Phụ trách lên thực đơn, đặt ra tiêu chuẩn chất lượng món ăn. Lương Bếp trưởng Bếp bánh khoảng 14 – 20 triệu đồng/tháng.

Bếp phó Điều hành (Executive Sous Chef)

Hỗ trợ Bếp trưởng Điều hành quản lý khu vực Bếp trong nhà hàng, khách sạn. Lên kế hoạch đào tạo cho các bộ phận nhỏ. Phối hợp lên thực đơn, đề ra tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng món ăn. Đảm nhận kế hoạch chi tiêu toàn bộ phận. Lương Bếp phó Điều hành nằm khoảng 20 – 25 triệu đồng/tháng.

thăng tiến với nghề bánh
Con đường thăng tiến trong sự nghiệp với đối với nghề Làm bánh luôn hấp dẫn – Ảnh: Internet

Bếp trưởng Điều hành (Executive Chef)

Quản lý khu vực Bếp tại nhà hàng, khách sạn. Lên kế hoạch quản lý, đào tạo nhân sự ở các bộ phận nhỏ hơn. Giám sát chặt chẽ thực đơn, kiểm soát quy trình làm việc, chất lượng món ăn để. Quản lý chi tiêu và tài chính bộ phận. Nếu đạt được vị trí này, mức lương mà bạn nhận được sẽ trên 25 triệu đồng/tháng.

Giám đốc khối Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director)

Chịu trách nhiệm đảm bảo tài chính cho toàn bộ khối Dịch vụ Ẩm thực. Điều phối hoạt động và vận hành toàn bộ khu vực mà mình quản lý. Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác thực hiện chiến lược nhà hàng, khách sạn. Lương của F&B Director 1.000 USD trở lên với người Việt và 2.000 USD trở lên với người nước ngoài.

Các mức lương trên đây chỉ là cơ bản, thu nhập của bạn sẽ cộng thêm phụ cấp và chính sách hỗ trợ khác, vị trí càng cao thì mức phụ cấp cũng nhiều hơn.

Kỹ năng cần có ở một người làm bánh

Có sức khỏe tốt

Là một Đầu Bếp Bánh, bạn phải làm việc với cường độ cao, thức khuya, dậy sớm, thậm chí phải đứng trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra bạn cũng phải bưng bê và di chuyển những khay bánh lớn và nặng. Do đó, sức khỏe là yếu tố đầu tiên cần có của một Đầu Bếp Bánh.

Tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết

Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ nguyên liệu hay nướng bánh quá giờ thôi cũng có thể khiến một mẻ bánh thành công hay thất bại. Do đó, bạn cần phải tỉ mỉ và chú đến từng bước thực hiện, luôn cân đúng định lượng nguyên liệu, căn thời gian làm chín bánh chuẩn xác….

Không ngừng học hỏi và sáng tạo

Khi học làm bánh tại một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, bạn sẽ được trang bị những kỹ thuật làm bánh chuẩn, được truyền các công thức và bí quyết làm bánh từ các chuyên gia, bếp trưởng bếp bánh giàu kinh nghiệm. Từ những nền tảng kiến thức đó, bạn sẽ sáng tạo ra công thức cho riêng mình. Nếu bạn chỉ tự mày mò học hỏi theo sách vở, bạn chỉ có thể trở thành thợ làm bánh chứ không thể trở thành một nghệ nhân làm bánh.

Tinh thần làm việc nhóm

Bất kỳ môi trường làm việc trong một bếp bánh nào bạn cũng cần phối hợp với những người khác để làm việc hiệu quả. Cho dù bạn có thể tự mình tạo nên một chiếc bánh nhưng tinh thần làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn được đánh giá cao và nhanh chóng thăng tiến.

Các kỹ năng cơ bản khác

Một Đầu Bếp Bánh còn cần có những kỹ năng khác như: sự kiên nhẫn, sạch sẽ, cẩn thận… để luôn chú ý đến các chi tiết nhỏ vặt và luôn giữ gian bếp sạch sẽ, ngăn nắp và vệ sinh. Đây là yếu tố cần thiết để bạn trở thành một Đầu Bếp Bánh giỏi. Nhiều người phải cần tới thời gian và sự rèn luyện mới đạt được các kỹ năng này.

Bạn muốn học làm bánh?
Bạn mong có được công việc ổn định, có tương lai?

Vậy thì, hãy liên hệ ngay với Chefjob.vn – nắm bắt việc làm phù hợp ngay nhé.

Mọi thông tin cần tư vấn về nghề bánh, vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc gọi đến Tổng đài 1900 2175 để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Tin liên quan

Bản Mô Tả Công Việc Của Đầu Bếp Bánh

Công Việc Của Quản Lý Bếp Bánh (Pasty Chef)

Bài Viết Liên Quan