Với khoảng 2% dân số mang tính cách này, nhóm ENFJ cũng là những người có tầm ảnh hưởng lớn. Lôi cuốn và có tài hùng biện là 02 đặc điểm chính nhận dạng nhóm tính cách này. ENFJ là gì? Có ưu, nhược điểm gì, nhóm nghề nào sẽ phù hợp với nhóm tính cách này? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
ENFJ có đặc trưng riêng có thể nhận biết qua cuộc sống hàng ngày – Ảnh: Internet
ENFJ là gì?
ENFJ viết tắt của 4 từ Extraversion (hướng ngoại), iNtuition (trực giác), Feeling (cảm xúc), Judgement (óc phán đoán). Trong bài trắc nghiệm MBTI thì ENFJ là kiểu người có tính cách trái ngược với INFJ, họ ưa thích sự hướng ngoại, luôn giàu năng lượng và có khả năng thúc đẩy những người xung quanh. ENFJ cũng là tính cách của một số người nổi tiếng như: Cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Đức Giáo hoàng John Paul II, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair…
Đặc điểm của người mang tính cách ENFJ
- Coi trọng tình cảm
- Trung thực, chân thành
- Giỏi đối nhân xử thế
- Nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ người khác
- Hài hòa trong công việc và cuộc sống
- Yêu thích thử thách
- Khả năng sắp xếp công việc tốt
- Sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú
- Khá nhạy cảm với các xích mích hay lời phê bình, chỉ trích
- Hạn chế các vấn đề cần sự phân tích hay logic
Ưu – Nhược điểm của nhóm ENFJ
Ưu điểm trong các mối quan hệ
- Truyền động lực, cảm hứng cho những người xung quanh
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có xu hướng thể hiện tình cảm
- Trung thành, tận tâm
- Quản lý tài chính tốt
- Hài hước, vui vẻ, lạc quan, có nghị lực
- Tinh thần cố gắng để đáp ứng nhu cầu của người khác, vượt qua mối quan hệ thất bại
- Nhạy bén với suy nghĩ của người khác
Người mang tính cách ENFJ rất hay giúp đỡ người khác – Ảnh: Internet
Nhược điểm cần khắc phục
- Nhạy cảm khi đối mặt mâu thuẫn, trốn tránh bằng cách gạt bỏ hoặc quên đi chuyện đã qua
- Có xu hướng điều khiển/ chi phối người khác, yêu thương và bảo vệ thái quá
- Hiếm khi chú tâm vào nhu cầu bản thân, thường xuyên đổ lỗi cho bản thân
- Đôi khi, ENFJ quá cứng nhắc với một số hệ thống giá trị
- Khó có thể quyết định đúng hay sai với một việc
Trong công việc, nhóm người ENFJ rất lôi cuốn người khác, có khả năng đồng cảm và sẵn sàng vị tha, giúp đỡ người khác. Những người ENFJ có thể là người lãnh đạo tài ba, họ khoan dung và đáng tin cậy. Tuy nhiên, tính cách nhạy cảm, dễ tổn thương và bị chỉ trích này lại có thể trở thành điểm yếu của các ENFJ.
Nhóm nghề nghiệp phù hợp với ENFJ
Đúng với xu hướng muốn giúp đỡ người khách, ENFJ sẽ phù hợp với những công việc sau:
- Giáo viên
- Giáo dục xã hội, tư vấn viên
- Biên tập viên, nhà văn, quan hệ công chúng
- Marketing, Quản lý kinh doanh
- Luật sư
- Bảo mẫu, huấn luyện viên cá nhân
- Thiết kế, nghệ thuật, giải trí
- Nhà xã hội học, tâm lý học
- Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ vật lý trị liệu
- Công việc hành chính, văn phòng
ENFJ sẽ là những giáo viên tuyệt vời – Ảnh: Internet
Hầu hết các ENFJ đều có thiên hướng sự nghiệp đặt nhu cầu của người khác lên trên hết. Hiểu được ENFJ là gì, cả bạn và các nhà tuyển dụng nhân sự sẽ có cách tìm kiếm và lựa chọn phù hợp.
Tin liên quan