Overhead Là Gì? Quản Lý Chi Phí Overhead Trong Khách Sạn, Nhà Hàng?

Overhead Là Gì? Quản Lý Chi Phí Overhead Trong Khách Sạn, Nhà Hàng?

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ…, việc kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) muốn thu về lợi nhuận lý tưởng cũng cần đến yếu tố quan trọng là chi phí overhead. Vậy overhead là gì? Làm thế nào để quản lý chi phí overhead hiệu quả nhất? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé.

 

Overhead là gì

Overhead – một loại chi phí quan trọng trong kinh doanh NHKS – Ảnh: Internet

Trong kinh doanh NHKS, có một số thuật ngữ nhân sự cần hiểu để làm việc hiệu quả hơn, biết áp dụng đúng cách để mang về khoản thu hấp dẫn. Bạn đang làm việc trong ngành NHKS? Bạn đã biết overhead là gì cũng như các loại chi phí overhead đặc trưng trong các khách sạn nhà hàng?

Xem thêm: Nghệ Thuật Cross-Selling Trong Kinh Doanh Nhà Hàng – Khách Sạn

Overhead là gì?

Overhead là một loại chi phí phục vụ cho các hoạt động vận hành của khách sạn, nhà hàng mà không liên quan đến các khoản trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Overhead còn được gọi là chi phí hoạt động chung, chi phí gián tiếp, chi phí chìm. Các doanh nghiệp thường kiểm soát chi phí overhead sao cho vừa tiết kiệm mà vẫn đảm bảo hoạt động được tốt nhất.

Các loại chi phí overhead trong khách sạn, nhà hàng

Tùy vào quy mô doanh nghiệp cũng như phong cách hoạt động của từng khách sạn, nhà hàng mà chi phí overhead sẽ có sự khác nhau. Nhìn chung, các loại overhead thường gặp nhất sẽ là:

  • Chi phí thuê mặt bằng (nếu có)
  • Lương thưởng cho đội ngũ nhân viên
  • Tiền điện, nước, mạng, cáp
  • Chi phí quảng cáo, marketing
  • Chi phí cho các loại văn phòng phẩm
  • Chi phí bảo hiểm
  • Chi phí sửa chữa, bảo trì thiết bị
  • Chi phí bưu chính
  • Các loại lệ phí nộp hồ sơ thuế, giấy phép, văn bản pháp lý…
cách tính overhead

Bạn đã biết cách tính overhead trong kinh doanh NHKS? – Ảnh: Internet

Tính chi phí overhead như thế nào?

Tổng chi phí overhead cần cho hoạt động của doanh nghiệp là kết quả của tổng các loại chi phí gián tiếp. Bạn có thể tính tỷ lệ phần trăm của overhead trên tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp trên công thức: (Tổng chi phí overhead : Tổng chi phí trực tiếp) x 100. Nếu kết quả ra 10% thì doanh nghiệp đã bỏ ra 10% tổng chi phí cho các khoản mặt bằng, điện nước… Overhead càng thấp thì sản phẩm/ dịch vụ bán ra càng mang tính cạnh tranh, thu về lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Phương pháp quản lý chi phí overhead hiệu quả

Cân nhắc thuê hay mua

Đối với một số loại dụng cụ, thiết bị, bạn có thể cân nhắc việc thuê thay vì mua để tiết kiệm chi phí. Mặc khác, một số bộ phận/ vị trí cũng có thể thuê nhân lực bên ngoài mà không cần thiết lập ra một phòng ban mới.

Tìm các giải pháp thay thế

Khách sạn, nhà hàng nên tối ưu các hoạt động trong quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo các chốt kiểm soát chặt chẽ, tăng tính hiệu quả kinh tế. Bạn cũng nên xem xét ứng dụng tự động hóa vào một số bước trong quy trình để giảm thiểu chi phí, tránh sai sót.

So sánh giá để lựa chọn nhà cung cấp

Khi so sánh, tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp, bạn sẽ có câu trả lời tốt nhất, từ đó chọn nhà cung cấp phù hợp. Trường hợp một số địa điểm có chung giá thì bạn chọn nơi mang lại sản phẩm chất lượng hơn.

Cắt giảm hoàn toàn một loại chi phí chung

Cách này có thể áp dụng khi tình hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng gặp khó khăn, bạn tiến hành cắt giảm hoàn toàn chi phí cho tới khi tình hình tài chính tốt hơn. Bạn hoàn toàn có thể cho hoạt động chi phí này trở lại bất cứ khi nào sẵn sàng.

quản lý overhead

Bằng cách tính toán, cắt giảm… bạn có thể quản lý overhead tốt hơn – Ảnh: Internet

Hiện nay, rất khó để tìm ra công thức xác định chi phí hoạt động hoặc dự trù overhead. Ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, các chủ đầu tư cần xây dựng hệ thống dự báo ngân sách overhead để chi phí thấp hơn mà hoạt động doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Hy vọng với thông tin Chefjob vừa chia sẻ, bạn đã hiểu overhead là gì cũng như một số bí quyết giảm thiểu chi phí này.

Tin liên quan

Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Cần Những Thông Tin Gì?

Chiến Lược Kinh Doanh Nhà Hàng Ăn Uống Chủ Đầu Tư Cần Biết

Bài Viết Liên Quan