Môi trường Khách sạn có nhiều vị trí mà mỗi nhân sự trong ngành cần nắm rõ để biết cách phối hợp trong công việc. Bên cạnh rất nhiều vị trí: F&B Manager, House Keeping Manager, Front Office Manager… thì Room Division Manager cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Ở các khách sạn cao cấp, việc phân chia quản lý từng bộ phận giúp hoạt động được xuyên suốt, chuyên nghiệp. Room Division Manager là vị trí không thể thiếu hỗ trợ việc kinh doanh lĩnh vực lưu trú, hiệu suất công việc của nhân viên cũng như chất lượng chung của khách sạn. Vậy Room Division Manager là gì? Công việc cụ thể của vị trí này như thế nào?
Room Division Manager quản lý hai bộ phận Tiền sảnh và Buồng phòng – Ảnh: Internet
Room Division Manager là gì?
Room Division có thể hiểu là bộ phận Lưu trú trong khách sạn, bao gồm 2 bộ phận chính là Tiền sảnh (Front Office – FO) và Buồng phòng (House Keeping – HK). Tùy vào quy mô và hệ thống tổ chức mà khách sạn có thể có hoặc không có Room Division. Thông thường, khách sạn có tiêu chuẩn 4 – 5 sao trở lên thường có nhiều mâu thuẫn trong quy trình làm việc giữa FO và HK. Do đó, Room Division sẽ thay mặt chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Xem thêm: Giám Đốc Sảnh Và Quan Hệ Khách Hàng Làm Công Việc Gì?
Như vậy, Room Division Manager chỉ vị trí Giám đốc Bộ phận Lưu trú, chịu trách nhiệm quản lý bộ phận HK và FO. Room Division Manager là cấp trên, quản lý chung nhân viên của hai bộ phận này, đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đạt tiêu chuẩn và mang lại cảm giác thoải mái nhất cho khách lưu trú.
Bản mô tả công việc Room Division Manager
Điều hành công việc của HK và FO
– Chỉ đạo Trưởng bộ phận HK và FO, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của nhân viên trong hai bộ phận này, đảm bảo quy trình trơn tru, nâng cao chất lượng dịch vụ.
– Đảm bảo số lượng nhân viên trong các ca làm luôn đầy đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, năng lực nhân viên đạt chuẩn.
– Duy trì mức độ quan hệ khách hàng của nhân viên.
– Giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn, sự cố xảy ra giữa hai bộ phận hoặc của nhân viên trong bộ phận; giải quyết các phàn nàn của khách có tính chất quan trọng về dịch vụ lưu trú.
Room Division Manager chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề trong HK và FO – Ảnh: Internet
Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh dịch vụ lưu trú
– Thiết lập quy trình hoạt động, quản lý chất lượng dịch vụ phòng theo tiêu chuẩn của khách sạn.
– Cùng Giám đốc, Trưởng các bộ phận liên quan xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao doanh thu cho khách sạn. Room Division Manager có quyền đề xuất ý tưởng kinh doanh để nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí lên Ban Điều Hành khách sạn.
– Theo dõi thống kê và báo cáo doanh thu, dự kiến công suất định kỳ của bộ phận.
– Chịu trách nhiệm về ngân sách và lương của nhân viên trong bộ phận, cân bằng thu chi sao cho lượng chi không quá nhiều nhưng vẫn thu về khoản lợi nhuận lý tưởng.
– Lên kế hoạch hoạt động và triển khai công việc cụ thể cho cấp dưới trong các sự kiện đón tiếp và phục vụ khách.
Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo nhân viên
– Ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho HK và FO, trực tiếp phỏng vấn các vị trí Quản lý của bộ phận như Trưởng HK hay Trưởng FO.
– Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên trong bộ phận, đảm bảo toàn bộ nhân viên đều đạt tiêu chuẩn phục vụ khách hàng.
– Quyết định thăng chức, bổ nhiệm nhân sự cho nhân viên xuất sắc khi được sự đồng ý của Ban Giám Đốc.
Các công việc khác
– Tham gia đầy đủ các cuộc họp của doanh nghiệp.
– Làm báo cáo doanh thu định kỳ.
– Kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng.
– Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của cấp trên.
Room Division Manager quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú cho khách sạn – Ảnh: Internet
Hiện nay, Room Division Manager ở các khách sạn cao cấp rất có giá trị, là vị trí được nhiều nhân sự Khách sạn hướng tới, mức lương cũng vô cùng hấp dẫn. Với bản mô tả công việc chi tiết mà Chefjob vừa chia sẻ, mong rằng nhân sự trong ngành sẽ luôn phấn đấu để nhanh chóng thăng tiến lên vị trí cấp cao này.
(Nguồn: Hotelcareer, Hotelschool…)
Tin liên quan
Dịch Vụ Lưu Trú Là Gì? Các Loại Dịch Vụ Lưu Trú Phổ Biến Hiện Nay