“Thất nghiệp nên làm gì” là câu hỏi mà Chefjob nhận được nhiều nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường và cả những người muốn thay đổi môi trường/ công việc mới cho mình nhưng vẫn chưa tìm được chỗ đứng. Nếu bạn cũng đang không biết làm gì khi thất nghiệp kéo dài, hãy cùng Chefjob.vn đi tìm lời giải đáp.
Ai cũng sẽ có ít nhất một lần rơi vào tình trạng thất nghiệp. Không có việc làm, không có lương, kinh tế eo hẹp, mất định hướng nghề nghiệp… là nỗi ám ảnh với nhiều người. Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc, mệt mỏi vì không biết làm gì làm gì trong thời gian thất nghiệp thì hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây để không lãng phí quãng thời gian này.
Rơi vào tình trạng thất nghiệp, bạn sẽ phản ứng thế nào? – Ảnh: Internet
Phân loại thất nghiệp
Dựa theo nguồn gốc thì thất nghiệp được phân chia thành các loại sau:
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do người lao động cần có thời gian tìm kiếm việc làm thích hợp.
- Thất nghiệp cơ cấu: Phát sinh do lượng cung vượt lượng cầu lao động, thường do thay đổi cơ cấu kinh tế nên nguồn nhân sự được đào tạo ra không đáp ứng tiêu chuẩn thị trường.
- Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, lúc này chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để mở rộng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
Dựa theo tính chất thì thất nghiệp được chia thành:
- Thất nghiệp tự nguyện: Phát sinh do người lao động không chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn kỳ vọng. Đây được cho là hậu quả của thị trường cạnh tranh.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Xảy ra khi người lao động đã chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn mức tiền lương tương xứng nhưng vẫn không tìm được việc.
Thất nghiệp nên làm gì?
Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Dành cho người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc.
Đăng ký các khóa học nghiệp vụ: Bạn biết không, có đến 61% các Giám đốc tuyển dụng đã gật đầu rằng thời gian tham gia các khóa học nghiệp vụ trong thời gian nhàn rỗi sẽ giúp những người thất nghiệp nâng cao thêm rất nhiều kiến thức, bổ sung vào “lỗ hổng” kỹ năng trước đây để phát triển toàn diện hơn.
Bạn nên dành thời gian để nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng – Ảnh: Internet
Tham gia các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện: Các nhà tâm lý học cho rằng chương trình ngoại khóa hay hoạt động tình nguyện sẽ giúp cho người thất nghiệp trở nên phấn chấn tinh thần, tràn trề sức sống để tiếp lửa cho đam mê.
Thực hiện sở thích cá nhân: Bên cạnh ngành/ nghề mà bạn đã được học bài bản nhưng chưa được tỏa sáng và bạn đang đau đầu vì làm gì khi không biết làm gì thì hãy thực hiện các sở thích cá nhân của mình như nấu ăn, pha chế, vẽ tranh, kinh doanh… Vì biết đâu, bạn sẽ thành công với công việc “tay trái” này hoặc nhận ra sự kết nối giữa chuyên môn và sở thích của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sau.
Làm gì khi thất nghiệp quá lâu?
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn chung đã có biến đổi tích cực, nhưng có xu hướng tăng cao vào khoảng cuối năm. Bạn không biết làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30 hay thắc mắc liệu có thể làm nghề gì không cần bằng cấp? Việc làm cho người thất nghiệp sẽ luôn rộng mở nếu bạn có thái độ tích cực, tìm việc nghiêm túc. Lướt tin tuyển dụng một cách qua loa, gửi CV vội vã sẽ có thể là nguyên nhân khiến bạn tiếp tục rơi vào thời kỳ thất nghiệp.
Cơ hội việc làm Nhà hàng – Khách sạn luôn rộng mở
Bạn có sở thích nấu nướng?
Bạn là một người có tài lẻ pha chế được nhiều người yêu thích?
Bạn có duyên ăn nói và thích tiếp xúc với mọi người
Và bạn đang thất nghiệp?
Nếu bạn sở hữu chỉ một trong những yếu tố ở trên, bạn đã đáp ứng tiêu chí đủ để tham gia vào ngành Nhà hàng – Khách sạn rồi đấy. Người giỏi nấu nướng sẽ có một tương lai với chiếc mũ Bếp, áo Bếp và trở thành Đầu bếp cừ khôi. Người giỏi pha chế nhanh chóng “khoác” trên mình tiếng ngợi ca dành cho Bartender/ Barista. Người giỏi ăn nói sẽ là nhân viên Lễ tân tuyệt vời.
Tại sao bạn lại không thử sức với đam mê và sở thích của mình ở lĩnh vực này khi mà Nhà hàng – Khách sạn được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay.
Cơ hội việc làm ngành Nhà hàng – Khách sạn đang rộng mở – Ảnh: Internet
Điều bạn cần làm bây giờ là đọc kỹ các thông tin tuyển dụng, cập nhật lại hồ sơ xin việc và ứng tuyển vào vị trí thực sự phù hợp. Đừng mải mê với những suy nghĩ “thất nghiệp phải làm sao?” mà hãy hành động ngay. Chefjob hy vọng với thông tin vừa chia sẻ, bạn sẽ vượt qua giai đoạn này một cách tích cực, giúp bạn tự tin bước vào hành trình mới.
Tin liên quan
Luật Bảo Hiểm Thất Nghiệp 2019: Cách Tính, Mức Đóng & Nhận, Điều Kiện Hưởng