Phần lớn nhân viên, nhất là những người mới đi làm đều có tâm lý e dè, lo lắng khi đối mặt với cấp Quản lý của mình. Việc không sẵn sàng chủ động trước mặt sếp khiến bạn bị kìm hãm, năng lực không có cơ hội được bộc lộ. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không tìm cách giải thoát khỏi nỗi sợ vô hình này?
Sợ sếp vốn là tâm lý chung của phần lớn nhân viên hiện nay – Ảnh: Internet
Thực tế, tính cách của người lãnh đạo không ảnh hưởng đến nỗi sợ của nhân viên mà đó là tâm lý chung của mỗi người. Bạn không dám thể hiện đúng chuyên môn của mình, bạn làm mọi điều để né tránh sự quan sát của các sếp và vô tình, bạn bị cản trở khả năng sáng tạo của bản thân. Bạn đang tự hỏi làm thế nào tự tin hơn, để sự xuất hiện của sếp không còn là nỗi sợ của bất cứ ai nữa?
Tìm ra bản chất của vấn đề
Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có đang thật sự sợ người sếp của mình, hay bạn chỉ đang bị ảnh hưởng tâm lý bởi người sếp cũ. Những nhân viên lo lắng bản thân mắc sai lầm và bị sa thải cũng sẽ có suy nghĩ rằng mình là người sợ sếp. Hầu hết nguyên nhân của vấn đề đến từ tiền lệ trong quá khứ, bạn chưa tìm ra cách để thoát ra khỏi nỗi ám ảnh đó. Vì vậy, một số đông nhân viên đang gánh chịu nỗi sợ không tên và quy chụp thành cái tên “sợ sếp”.
Bạn cần thẳng thắn với chính mình, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề: Bạn sợ sếp hay chỉ đang sợ các vấn đề liên quan gián tiếp đến người sếp của mình. Từ đó, bạn xâu chuỗi tất cả ý kiến, giải quyết ngay ở đoạn thắt nút để có cách khắc phục hiệu quả nhất. Sau cùng, bạn sẽ nhận ra lãnh đạo chỉ là một phần rất nhỏ trong nỗi sợ của bạn.
Bạn không phải mối bận tâm duy nhất
Đừng bao giờ nghĩ bạn sẽ là mối bận tâm duy nhất của sếp – Ảnh: Internet
Nhiều nhân viên không dám phát ngôn trong cuộc họp, đặc biệt là những cuộc đàm phán quan trọng chỉ vì suy nghĩ nếu lời nói của bản thân chưa thật sự chuẩn xác sẽ làm sếp chú ý, thậm chí sếp sẽ gọi riêng bạn để nói về vấn đề này. Hãy luôn tỉnh táo và hiểu rằng, người Quản lý của mình có rất nhiều điều cần giải quyết và bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số mối bận tâm của họ. Do đó, bạn không cần quá lo lắng mà dành thời gian thư giãn và thả lỏng, đừng nghĩ rằng mọi sai lầm dù nhỏ nhất cũng khiến sếp bận tâm đến bạn.
Thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp
Dù bên trong bạn đang rất lo lắng thì phong thái tự tin, bình tĩnh xử lý tình huống thay vì tỏ ra luống cuống sẽ khiến bạn luôn chuyên nghiệp trong công việc. Bên cạnh đó, sự tự tin và bản lĩnh đối mặt có khả năng giúp bạn vượt qua mọi nỗi sợ hãi, gây ấn tượng với cấp trên. Phong cách làm việc chuyên nghiệp thể hiện trong lời nói, vẻ bề ngoài và cách bạn ứng xử, giải quyết vấn đề. Dù bạn phạm sai lầm thì hình ảnh tự tin ấy vẫn luôn hiện diện đầu tiên trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Xem ngay: 6 Tôn Chỉ Để Trở Thành “Ngôi Sao” Trong Mắt Sếp
Thông cảm với sếp
Trong môi trường làm việc, 80% hành động sẽ không xuất phát từ tư tưởng cá nhân. Chỉ cần chịu khó quan sát, bạn sẽ biết được cách hành xử của sếp dành cho bạn có giống những nhân viên khác, hay bạn thật sự là trường hợp ngoại lệ? Nếu mọi người đều nhận một “hình phạt” giống nhau thì bạn cần thông cảm với sếp nhiều hơn, có thể bạn đã sai ở điểm nào đó và đây là phong cách lãnh đạo của họ. Bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn chia sẻ quan điểm của bạn với sếp nếu nhận thấy bất kỳ trường hợp khác biệt nào đối với các nhân viên khác.
Xem thêm: “Cung Tâm Kế” Chốn Văn Phòng, Nên Làm Gì Khi Sếp Thiên Vị?
Hãy xóa bỏ sợ hãi bằng cách trở thành thân cận của sếp – Ảnh: Internet
Bằng cách gần gũi hơn với sếp, bạn sẽ tìm thấy điểm chung giữa hai người, từ đó trở thành thân cận của sếp. Lúc này, bạn sẵn sàng tham vấn và đưa ra ý kiến cho những dự án của công ty nếu sếp cần, hoặc cùng nhau chia sẻ một số khía cạnh khác trong cuộc sống thường ngày. Hãy nhớ rằng, sếp không phải để sợ, mà là người để bạn học hỏi và tiếp thêm động lực phát triển, thăng tiến trong công việc.
Tin liên quan