Sở hữu bí quyết tích lũy kinh nghiệm làm việc đúng đắn sẽ giúp bạn ngày càng nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân để trở thành “cánh tay đắc lực” và là ứng cử viên số một trong mắt sếp khi muốn thăng cấp nhân viên. Quan trọng là thế nhưng không ít người vẫn mải mê lạc lối không biết làm cách nào để tích lũy kinh nghiệm hiệu quả.
Muốn thăng tiến nhanh trong công việc, bạn cần tích lũy kinh nghiệm – Ảnh: Internet
Thử lướt một vòng trên các kênh tuyển dụng, diễn đàn việc làm… bạn sẽ thấy hầu như tin tuyển dụng nào cũng đề cập đến kinh nghiệm. Trong đó, có công việc không cần hoặc cần ít kinh nghiệm và dĩ nhiên, những vị trí này thường có mức lương khiêm tốn, thường phù hợp với sinh viên mới ra trường hoặc người vừa “nhảy ngành”. Phần lớn tin tuyển dụng còn lại đều yêu cầu kinh nghiệm: 1 – 2 năm, từ 3 năm trở lên… tùy thuộc vào vị trí; làm công việc này, bạn sẽ nhận được mức thu nhập hấp dẫn tương xứng với công sức bỏ ra. Điều này cho thấy, việc tích lũy kinh nghiệm để “khoe” cho nhà tuyển dụng thấy là điều cần thiết. Nhưng làm thế nào để có được bí quyết tích lũy kinh nghiệm hiệu quả thì không phải ai cũng làm được.
Kinh nghiệm làm việc là gì?
Kinh nghiệm làm việc là toàn bộ những gì bạn tích lũy được trong quá trình “ăn nằm” với nó, giúp bạn giải quyết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và đây chính là công thức “tuyệt mật” về kinh nghiệm làm việc:
Work Experience (Kinh nghiệm làm việc) = Mindset + Tool + Problem
Trong đó:
– Mindset (Tư duy): Là khả năng phát triển tư duy của bạn, được hình thành từ nhiều yếu tố như kiến thức lĩnh hội, trải nghiệm cuộc sống…
– Tool (Công cụ): Chính là những mô hình, phần mềm ứng dụng… bổ trợ cho bạn trong công việc diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn thay vì thực hiện thủ công.
– Problem (Vấn đề): Đây được xem là yếu tố thực tiễn quan trọng, cho thấy khả năng nhận biết, “mổ xẻ” và giải quyết vấn đề của mỗi người.
“
Kinh nghiệm làm việc không tự dưng có mà bạn cần trau dồi qua thời gian – Ảnh: Internet
Các chuyên gia cho rằng, sau mỗi lần khắc phục Vấn đề bằng Công cụ, bạn lại có thêm Tư duy, dần dần tích lũy Tư duy càng nhiều, khả năng giải quyết Vấn đề và trình sử dụng Công cụ của bạn lại càng tăng lên; lúc này, lượng kinh nghiệm của bạn sẽ “giàu” hơn.
Giải pháp tích lũy kinh nghiệm trong công việc
Xem học hỏi là một lộ trình
Không phải học một ngày là xong; không phải học những kiến thức, kỹ năng chung chung… nếu muốn có được nhiều kinh nghiệm và nhất là kinh nghiệm để ứng dụng vào công việc, bạn cần trau dồi năng lực theo từng thang bậc phù hợp với vị trí hiện tại cũng như nấc thang mà bạn đang phấn đấu hướng tới.
Học hỏi là một lộ trình, cần thời gian để tích hợp từ từ nên trong quá trình làm việc, bạn nên chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi thứ như một bài học và “cất giữ” nó. Theo nghiên cứu, những người có được sự nhuần nhuyễn trong công việc hiện tại sẽ dễ được cân nhắc vào các vị trí cao hơn là người cái gì cũng biết một chút mà không liên quan mật thiết với nhau.
Tích lũy kinh nghiệm là một lộ trình mà bạn cần nỗ lực mỗi ngày – Ảnh: Internet
Tự đánh giá bản thân để trau dồi
Mỗi vị trí đều có những tiêu chuẩn riêng nên dựa trên điều này, bạn có thể tự đánh giá lại bản thân còn thiếu sót ở đâu, từ đó có kế hoạch “lấp đầy” chúng. Nhà tuyển dụng chọn bạn hay sếp giao cho bạn một dự án không đồng nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng và đánh giá cao bạn mà vì muốn trao cho bạn cơ hội. Vậy nên hãy cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày để sở hữu vốn kinh nghiệm hữu ích.
Luôn đặt ra những câu hỏi cho mình
Tự truy vấn bản thân sau mỗi ngày làm việc sẽ giúp bạn hiểu rõ được giá trị của công việc và năng lực bản thân, từ đó bổ sung các khiếm khuyết còn thiếu, hoàn thiện chính mình. Cụ thể, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
– Ngày hôm nay, công việc của bạn đã diễn ra như thế nào? Bạn rút ra điều gì từ thành công/ khó khăn đó?
– Kế hoạch công việc ngày hôm sau của bạn là gì? Ai sẽ là cộng sự hỗ trợ công việc cho bạn sắp tới?
– Bạn cần trả lời email, điện thoại, gặp gỡ ai đó vào ngày mai không?
Sau khi trả lời hết những câu hỏi trên, hãy dành cho mình ít nhất 5 phút để thư giãn và gác lại công việc trước khi rời khỏi công ty. Đó là cách tốt nhất để bạn thôi không “ám ảnh” với công việc và cảm thấy nặng nề bởi nó.
Hy vọng với những chia sẻ về bí quyết tích lũy kinh nghiệm công việc trên đây, bạn sẽ càng ngày càng “xuất chúng”, đạt được thành công trong sự nghiệp.
Tin liên quan
5 Lý Do Luân Chuyển Nội Bộ Giúp Bạn Thăng Tiến Nhanh Hơn
Lộ Trình Phát Triển Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Nhà Hàng – Khách Sạn