Whole Grain Là Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Của Whole Grain

Whole Grain Là Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Của Whole Grain

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng ngũ cốc đặc biệt là Whole Grain trong các bữa ăn góp phần nâng cao giá trị dinh dưỡng đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy Whole Grain là gì? Giá trị của nó ra sao? Hãy cùng Chefjob.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Whole Grain thường được sử dụng trong thực đơn dành cho những người ăn kiêng. Đây là loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế nhiều rủi ro về sức khoẻ góp phần xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt hơn.

Whole Grain mang đến giá trị dinh dưỡng tuyệt vời
Whole Grain mang đến giá trị dinh dưỡng tuyệt vời – Ảnh: Internet

Khái niệm cơ bản về Whole Grain

Whole Grain hay còn gọi là ngũ cốc nguyên hạt, chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, không trải qua quá trình sàng lọc và tẩy trắng đồng thời giữ lại toàn bộ phần bên trong gồm: Cám, mầm, phôi như ban đầu. Chính nhờ lẽ đó, Whole Grain chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng tốt và giá trị hơn các loại ngũ cốc đã qua sơ chế khác như gạo, lúa mì trắng, bột mì thông thường.

Cấu tạo chính của Whole Grain

Ngũ gốc nguyên hạt được tạo nên từ 3 thành phần chính:

Vỏ cám: Là lớp vỏ có nhiệm vụ bao bọc bên ngoài bảo vệ hạt, chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, chất chống oxy hoá và khoáng chất thiết yếu đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Mầm hay còn gọi là nội nhũ: Thành phần chính của hạt, chứa nhiều chất bột đường (carbohydrates) và chất đạm (protein), vitamin nhóm B, vitamin E cùng nhiều khoáng chất lành mạnh.

Phôi: Phần lõi trong cùng của hạt ngũ cốc, chiếm thể tích lớn nhất và rất giàu dinh dưỡng, bao gồm các khoáng chất – hoạt chất chống oxy hoá, protein cùng nhóm vitamin E, B1, D1, B5 tốt cho cơ thể.

Phân loại Whole Grain

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt được bày bán, chúng đa dạng về thành phần nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các loại sau:

Lúa mạch và lúa mạch đen nguyên hạt, kiều mạch, gạo lứt, lúa mì nghiền thô…

Các loại bắp: Bắp rang, bột bắp nguyên hạt…

Các loại đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ…

Yến mạch nguyên hạt, hạt kê, vừng đen, hạt Quinoa

kiều mạch
Kiều mạch là một trong những loại hạt thuộc Whole Grain – Ảnh: Internet

Giá trị dinh dưỡng của Whole Grain

Whole Grain rất đa dạng, mỗi loại cung cấp thành phần dưỡng chất khác nhau nhưng đều đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, phòng tránh không ít căn bệnh nguy hiểm như:

– Hỗ trợ hệ tiêu hoá và giúp giảm cân hiệu quả: Ngũ cốc nguyên hạt giúp chống táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hoá tăng cường hệ miễn dịch và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra việc sử dụng loại thực phẩm này còn làm giảm việc hấp thu tinh bột, khiến người dùng no lâu, không còn cảm giác thèm ăn, phù hợp với những người đang thực hiện kế hoạch giảm cân.

– Ngăn ngừa các bệnh về tim: Việc sử dụng Whole Grain thay thế ngũ cốc thông thường giúp phòng tránh bệnh tim mạch. Chất xơ tan, chất oxy hoá và các loại betan glucan trong hạt có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, mang lại một trái tim khoẻ mạnh đầy sức sống.

– Giảm khả năng mắc bệnh ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Kết hợp hoàn hảo giữa chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo cùng ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm khả năng mắc các bệnh ung thư, hỗ trợ tối đa dành cho người mắc bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, Whole Grain rất có ích cho phụ nữ mang thai bởi hạt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, ngăn ngừa khuyết tật, giúp thai nhi luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt nhất.

Cách áp dụng Whole Grain vào bữa ăn hằng ngày

Trong một vài bữa ăn hằng ngày, bạn nên thay gạo trắng bằng gạo lứt, gạo India hoặc wild rice để được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn đồng thời tạo cảm giác mới lạ, ngon miệng. Việc ăn ngũ cốc có chất cám (bran flakes) hoặc yến mạch vào bữa sáng cũng giúp giảm cholesterol, chống ung thư đường ruột. Nếu bạn yêu thích bánh mì, đừng ngần ngại chọn những loại được làm từ Whole Grain hoặc có chất cám bran muffins nhằm đảm bảo sức khoẻ. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể dùng nấu súp, salad hoặc món hầm giúp tăng phần dinh dưỡng.

kiều mạch
Ăn yến mạch vào bữa sáng rất tốt cho sức khoẻ – Ảnh: Internet

Thay đổi thói quen bằng việc sử dụng các loại Whole Grain thay cho ngũ cốc thông thường sẽ giúp bạn loại bỏ được nhiều nguy hại cho sức khoẻ, góp phần đem đến cuộc sống lành mạnh hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được giá trị của Whole Grain và tìm được cách sử dụng thực phẩm này một cách tốt nhất.

Tin liên quan:

Hazelnut Là Gì? Công Dụng, Thành Phần Dinh Dưỡng Của Hazelnut

Gluten Là Gì? Ứng Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gluten

Bài Viết Liên Quan