Nếu bạn là một tín đồ Ẩm thực Âu, hoặc đang là một Đầu bếp món Âu, chắc chắn bạn phải biết áp chảo là gì cũng như quy trình thực hiện kỹ thuật áp chảo trong chế biến. Hãy cùng Chefjob.vn tự tin nắm vững tay nghề và tạo ra nhiều món ăn ngon ngọt tự nhiên, màu sắc bắt mắt nhờ phương pháp áp chảo nhé.
Kỹ thuật áp chảo giữ lại vị tự nhiên của thực phẩm – Ảnh: Internet
Trong Ẩm thực châu Âu, đặc biệt với các món thịt gà, thịt heo, thịt bò, rau củ… kỹ thuật áp chảo giúp nguyên liệu chính trở nên hấp dẫn hơn sau khi được tẩm ướp hương liệu, gia vị đặc biệt. Tuy nhiên, để quy trình áp chảo diễn ra được chính xác, Đầu bếp phải hiểu rõ áp chảo là gì cũng như nắm chắc kỹ năng tay nghề để thực hiện đúng tiêu chuẩn.
Xem ngay: Những Kỹ Năng Quan Trọng Quyết Định Một Đầu Bếp Âu Chuyên Nghiệp
Áp chảo là gì?
Áp chảo còn có tên chuyên môn là SEAR, cho phép Đầu bếp làm chín thực phẩm bằng cách cho vào chảo một lượng nhỏ dầu/ mỡ ở nhiệt độ cao và trong một thời gian ngắn nhất định. Như vậy, Đầu bếp đã truyền một lượng nhiệt vào chảo để làm chín thức ăn nhưng vẫn giữ được kết cấu, độ ẩm cũng như hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Phương pháp chế biến áp chảo được sử dụng cho các món có tính chất mềm như thịt bò, cá phi lê, thịt heo, gà, vịt… hoặc các loại rau củ.
Kỹ thuật áp chảo được thực hiện như thế nào?
Độ dày của thực phẩm
Để áp chảo, bạn nên cắt thực phẩm thành miếng có độ dày thích hợp. Cụ thể, miếng thịt bò kiểu Âu sẽ được cắt khoảng 3 – 5 cm, 1,5 – 2 cm đối với món thịt bò chín kỹ, 2 – 2,5 cm đối với phần thịt bò chín vừa.
Độ nóng của chảo
Không chỉ ảnh hưởng đến độ chín của thực phẩm, nhiệt độ chảo còn tác động đến vẻ bên ngoài của món ăn. Bạn cần mở lửa lớn và tập trung vào đáy chảo, sau đó có thể rắc vài giọt nước vào để kiểm tra độ nóng của chảo. Nếu nước bốc hơi nhanh, chảo chưa thực sự nóng, còn nếu nước bắn tung lên bề mặt ngay tức thì chứng tỏ chảo đã đủ độ nóng để thực hiện áp chảo.
Phương pháp áp chảo có thể áp dụng với rau, củ – Ảnh: Internet
Bước áp chảo
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn cần thêm một lượng dầu mỏng vào tráng đều rồi cho ngay thực phẩm vào. Quá trình áp chảo chỉ cần thêm một bước lật thực phẩm, bạn đừng cố di chuyển hoặc lật chúng quá nhiều lần vì điều này càng làm cho món ăn bị nát. Cách tốt nhất để nhận biết độ chín của món ăn là sử dụng giác quan thông qua hương thơm, độ săn chắc của thực phẩm hoặc dùng nhiệt kế đo độ nóng bên trong.
Lưu ý khi thực hiện áp chảo
Nhiệt độ và thời gian
Nhiệt độ cũng như thời gian thực hiện là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định mức độ chín của món ăn, đòi hỏi Đầu bếp phải canh chỉnh chính xác. Ví dụ đối với thịt bò, bạn cần 2 phút cho mặt đầu tiên ở nhiệt độ cao và khoảng 2,5 phút cho mặt còn lại ở nhiệt độ trung bình. Sản phẩm cuối cùng sẽ có vẻ bên ngoài màu nâu hơi xém cháy và bên trong vẫn giữ được sắc đỏ tự nhiên.
Loại chảo
Chảo giữ nhiệt, chảo được làm bằng nhôm, đồng hoặc gang tráng men có tác dụng phân phối nhiệt tốt sẽ thích hợp cho áp chảo. Bên cạnh đó, bề mặt bên trong chảo có thể là thép không gỉ, tránh tình trạng phản ứng với các thành phần có tính acid trong thực phẩm.
Loại dầu ăn
Dầu đậu nành, dầu oliu nguyên chất, dầu nho là những loại dầu ăn tốt nhất cho phương pháp chế biến áp chảo.
Loại gia vị
Khi tẩm ướp gia vị, bạn lưu ý nên chọn muối loại khô, tinh khiết hoặc muối biển và tiêu xay để rắc lên thực phẩm trước khi cho vào chảo. Ngoài ra, rượu vang cũng là lựa chọn lý tưởng để làm nước xốt với những món này.
Phần lớn món ăn đều bắt mắt sau khi áp chảo – Ảnh: Internet
Áp chảo là kỹ thuật chế biến quan trọng mà các Đầu bếp chuyên nghiệp cần nắm chắc. Bạn cần hiểu rõ áp chảo là gì và rèn luyện phương pháp này nhiều lần để món ăn không chỉ thơm ngon mà còn giữ nguyên hương vị đặc trưng đầy tự nhiên của nguyên liệu chính. Để áp chảo thành công, hãy luôn lựa chọn thực phẩm phù hợp nhé các Đầu bếp tương lai.
Tin liên quan
Kỹ Thuật Blackening – Phương Pháp Chế Biến Đặc Biệt Ở Phương Tây
Flambe Là Gì? Giải Mã Kỹ Thuật Đỉnh Cao Của Đầu Bếp Chuyên Nghiệp