Dry Shake Là Gì? Các Bartender Đã Nắm Chắc Kỹ Thuật Dry Shake Chưa?

Dry Shake Là Gì? Các Bartender Đã Nắm Chắc Kỹ Thuật Dry Shake Chưa?

“Shake with ice” dường như không làm khó các Bartender, thế nhưng bạn có biết cocktail có thể được pha chế nhờ vào kỹ thuật “lắc khô” chưa? Đã là Bartender, có một số kỹ năng bạn cần nắm chắc để mang đến màn trình diễn vừa đẹp mắt, lại chất lượng về hương vị. Cùng Chefjob.vn tìm hiểu về Dry Shake nhé.

Dry Shake
Dry Shake giúp Bartender pha chế cocktail có thành phần lòng trắng trứng – Ảnh: Internet

Đối với một số loại cocktail, bạn không thể lắc cùng đá, khi đó kỹ thuật Dry Shake sẽ giúp bạn hoàn thành thức uống chuẩn vị hơn. Để thực hiện thành công kỹ thuật này, bạn cần hiểu về tính chất của từng loại nguyên liệu, các bước thực hành. Vậy Dry Shake là gì? Kỹ thuật Dry Shake có gì đặc biệt?

Dry Shake là gì?

Dry Shake có nghĩa là lắc khô, đặc biệt được sử dụng với một số loại cocktail như Pisco Sour, Trinidad Sour, Whisky Sour… Bartender sẽ chọn Dry Shake khi thành phần nguyên liệu Pha chế có lòng trắng trứng. Như vậy, bạn cần lắc khô chúng trước khi cho thêm đá vào. Khi pha chế bất kỳ thức uống nào có lòng trắng trứng, các Bartender cần chia làm 2 quá trình: Giai đoạn Dry Shake (lắc khô) sau đó mới lắc cùng đá.

Dry Shake có tác dụng gì?

Trong lòng trắng trứng có khá nhiều đạm và acid amin, các thành phần này không tan trong nước. Các Bartender có nhiệm vụ làm chín và hòa tan chúng trước khi làm lạnh đồ uống. Dry Shake giúp thức uống không bị loãng, các tinh chất trong lòng trắng trứng không bị phá vỡ trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Đồng thời, Dry Shake tạo nên kết cấu mềm mịn, màu trắng sữa, chính là lớp bọt bồng bềnh, hiệu ứng đẹp mắt cho thức uống.

Cocktail Dry Shake
Cocktail sau khi Dry Shake có lớp bọt trắng trên bề mặt khá đẹp – Ảnh: Internet

Nói cách khác, Dry Shake giúp làm chín nguyên liệu mà không cần sử dụng nhiệt năng, thay vào đó là lực tác động khi lắc. Ví dụ khi pha chế cocktail Gin Fizz, không riêng gì lòng trắng trứng mà nước ép cam, quýt còn có vai trò liên kết phân tử protein, các bong bóng khí sẽ tạo nên lớp bọt cứng ở trên.

Dry Shake trong bao lâu là hợp lý?

Nếu thao tác lắc với đá cần khoảng 15 giây thì Dry Shake đòi hỏi bạn cần 30 giây để có thể tạo lớp bọt cứng từ lòng trắng trứng. Thậm chí, một số loại cocktail cần lớp bọt dày thì thời gian Dry Shake có thể lên tới 2 – 3 phút. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào bình lắc shaker một lò xo hoặc quả bóng dây và lắc chung với các nguyên liệu để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, bạn nên lựa khoảng thời gian vừa đủ vì khi lắc nhiều và quá mạnh, cocktail dễ bị loãng, đặc biệt là cocktail được làm từ kem và trứng.

Các Bartender chuyên nghiệp khuyên bạn nên lắc khô cocktail thật kỹ để vừa làm chín, vừa giảm mùi tanh của lòng trắng trứng. Hoặc bạn có thể thử Reverse Dry Shake – một hình thức khác của lắc khô. Theo đó, bạn lắc các nguyên liệu với đá, rồi dùng strainer lọc hỗn hợp ra khỏi đá rồi tiến hành lắc khô khoảng 15 giây và cuối cùng rót cocktail ra ly để thưởng thức.

Dry Shake
Bạn có thể linh hoạt hoán đổi quy trình Dry Shake bằng cách sử dụng strainer – Ảnh: Internet

Mỗi phương pháp Pha chế đều tạo nên sự khác biệt cho món đồ uống của bạn. Với kỹ thuật Dry Shake, bạn có thể thỏa thích sáng tạo cocktail vừa đậm đà hương vị lại có kết cấu chuẩn. Đối với công việc Bartender, có một số thuật ngữ bạn cần ghi nhớ cũng như các kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào quá trình Pha chế của mình, mang đến thức uống hấp dẫn nhất cho khách hàng. Nếu bạn là Bartender và muốn tìm việc vui lòng truy cập Chefjob.vn để tìm công việc thích hợp cho mình nhé.

Tin liên quan

Kazuo Uyeda Bartender- Cha Đẻ Của Kỹ Thuật Hard Shake

Muốn Khuynh Đảo Thế Giới Pha Chế Bartender Cần Nắm Bộ Thuật Ngữ Này

Bài Viết Liên Quan