Layering là thuật ngữ không còn quá xa lạ với những ai đang làm công việc Pha chế. Tuy nhiên, khái niệm này cần được hiểu rõ ràng, đặc biệt với những bạn đang theo học Bartender để có thể thực hành và cho ra sản phẩm hoàn thiện nhất. Vậy Layering là gì? Kỹ thuật Pha chế này có gì đặc biệt?
Layering – Kỹ thuật phân tầng nổi tiếng trong Pha chế – Ảnh: Internet
Trong thế giới Pha chế đa dạng, Bartender cần hiểu và nắm chắc cách thực hiện một số phương pháp nhất định, trong đó có Layering. Một món cocktail vừa đẹp mắt, lại kích thích sự tò mò của người uống sẽ chinh phục ngay cả những vị khách khó tính nhất. Hiểu về Layering, Bartender sẽ có cách tạo nên món cocktail ưng ý nhất của mình.
Layering là gì?
Layering là kỹ thuật Pha chế phổ biến theo hình thức phân tầng nguyên liệu. Các loại nguyên liệu được rót vào chung một ly nhưng lại được phân thành từng lớp riêng biệt. Một trong những loại thức uống điển hình cho kỹ thuật phân tầng chính là cocktail B52. Bên cạnh cocktail, Layering còn được áp dụng để tạo nên những thức uống khác đảm bảo độc đáo, đẹp mắt. Các loại thức uống được pha chế theo kỹ thuật Layering thường được người phương Tây chọn dùng sau bữa tối để thúc đẩy tiêu hóa.
Bản chất của kỹ thuật Pha chế Layering dựa vào độ ngọt và trọng lượng của nguyên liệu. Cụ thể, những nguyên liệu nặng hơn sẽ nằm bên dưới, tạo ra sự phân tầng đẹp mắt. Những loại nguyên liệu như syrup, nước đường… thường nặng hơn và chìm xuống đáy ly. Trong khi đó, các loại rượu như vodka, rhum, gin… nhẹ hơn sẽ nổi lên trên bề mặt ly. Để thực hiện Layering thành công, Bartender cần nắm chắc kiến thức về rượu, đồng thời rèn luyện tính kiên nhẫn, khéo léo để Layering được hiệu quả.
Cocktail B52 – Thức uống điển hình của kỹ thuật pha chế Layering – Ảnh: Internet
Cách ứng dụng Layering chuẩn trong Pha chế
- Bắt đầu với nguyên liệu có trọng lượng nặng nhất và để chúng dưới đáy ly đến khi chất lỏng được ổn định.
- Đặt barsboon vào ly sao cho mặt sau của muỗng chạm thành trong của ly, đầu còn lại của muỗng hướng lên trên.
- Rót lần lượt các nguyên liệu còn lại vào ly qua mặt sau của barspoon một cách khéo léo, đòi hỏi sự kiên nhẫn của Bartender. Để hiểu hơn về dụng cụ pha chế này, mời bạn tham khảo tại bài viết Những Dụng Cụ Pha Chế Cần Thiết Đối Với Một Bartender, Barista.
Những lưu ý khi thực hiện Layering
- Điểm chung của các loại nguyên liệu thông dụng (grand marnier, grenadine, crème de casis…) là chúng đều có độ ngọt nhất định. Vì vậy, Bartender cần cẩn thận khi định lượng nguyên liệu nếu không muốn ly nước ngọt quá mức quy định.
- Đối với một ly cocktail dạng phân tầng, Bartender chỉ nên dùng 2 – 3 nguyên liệu đơn giản để chắc chắn mọi thứ khi quyện lại sẽ cân bằng về hương vị và đẹp mắt.
- Bartender nên dùng vòi rót rượu để dòng rượu chảy được gọn, giảm tốc độ dòng chảy vào ly, giúp các loại nguyên liệu được phân tầng rõ ràng, tăng tính hiệu quả của Layering.
- Thực khách khi thưởng thức cocktail dạng Layering nên uống từng ngụm nhỏ, hoặc uống một hơi, tránh tình trạng khuấy đều ly sẽ làm mất sự phân tầng đẹp mắt này.
- Đồng thời, Bartender nên ướp lạnh ly trước khi pha chế kiểu Layering, như vậy đồ uống sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Bartender cần hiểu rõ về tỷ trọng từng loại rượu khi pha chế bằng Layering – Ảnh: Internet
Một ly cocktail đặc biệt không chỉ cần hương vị ngon thơm, đạt độ cân bằng mà còn ấn tượng ở vẻ bề ngoài. Layering là kỹ thuật Pha chế sẽ đảm bảo được điều kiện đó giúp Bartender tạo ra những ly cocktail độc đáo nhất. Bạn đang theo đuổi công việc Bartender? Đừng quên cập nhật kiến thức về Layering và tự tin pha chế các loại thức uống bằng phương pháp này nhé.
Tin liên quan
Thuật Ngữ Pha Chế Chuyên Dụng Dành Cho Bartender Chuyên Nghiệp
Xông Khói Cho Cocktail – Kỹ Thuật Đỉnh Cao Của Bartender Chuyên Nghiệp