CV Là Gì - Cách Viết Mẫu CV Xin Việc Tiếng Anh, Tiếng Việt

CV Là Gì – Cách Viết Mẫu CV Xin Việc Tiếng Anh, Tiếng Việt

Curriculum Vitae (CV) là một thuật ngữ rất quen thuộc và được biết đến như người đại diện của ứng viên trước nhà tuyển dụng, CV càng hấp dẫn thì cơ hội việc làm của ứng viên càng cao. Để vượt qua hàng trăm CV khác, CV của bạn phải có sự chuyên nghiệp, khác biệt.

Ngoài thông tin về thành tích, kinh nghiệm, nhà tuyển dụng cũng quan tâm về điểm mạnh/ điểm yếu, sở thích… của ứng viên. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều ứng viên gặp khó khăn trong cách viết sở thích trong CV, bạn chưa biết thể hiện điểm yếu sao cho phù hợp, định hướng tương lai chưa rõ ràng và cũng chưa hiểu người tham chiếu trong CV là gì để chọn lựa phù hợp. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia Nhân sự hướng dẫn cách trình bày những nội dung này trong CV nhé.

làm cho cv của mình ấn tượngỨng viên cần tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV chỉn chu, đẹp mắt – Ảnh: Internet

CV là gì? Curriculum vitae là gì?

CV là Curriculum Vitae, thường được dịch là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, về bản chất, CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình mà CV tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển.

Không giống như cách mô phỏng rập khuôn của Resume, Curriculum Vitae hướng đến sự sáng tạo, giúp ứng viên thể hiện cá tính riêng, thu hút nhà tuyển dụng. CV là phần không thể thiếu trong đơn xin việc.

Reference trong CV là gì?

Reference là thuật ngữ chỉ người tham chiếu có thể kiểm chứng kinh nghiệm, thành tích của ứng viên. Người được chọn làm đối tượng tham khảo có thể là sếp, đồng nghiệp mà bạn tin tưởng, nếu bạn chưa đi làm thì hãy chọn giáo viên hướng dẫn của mình. Lưu ý người tham chiếu trong CV cũng cần lựa chọn kỹ càng:

  • Người có vị thế nhất định trong lĩnh vực chuyên môn mà bạn đang ứng tuyển.
  • Người từng làm việc cùng bạn và hiểu rõ về bạn.
  • Người ủng hộ dự định của bạn và mong muốn bạn phát triển xa hơn với nghề.
  • Người giao tiếp tốt vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ trực tiếp với họ.

Qualification trong CV là gì?

Qualification chỉ thông tin về bằng cấp, giấy khen, chứng chỉ của ứng viên. Bản Qualification chuẩn phải liên quan đến tính chất công việc, có xác nhận uy tín. Để kiểm chứng tính chính xác của các loại bằng cấp, bạn có thể tham khảo ý kiến người tham chiếu hoặc tự mình xác thực từ thông tin thu thập được.

Cách viết CV xin việc làm hay ghi điểm với nhà tuyển dụng

Nội dung CV

Một bản CV đầy đủ không thể thiếu những thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và địa chỉ liên lạc.
  • Trình độ học vấn: Liệt kê từ cấp Đại học, Cao đẳng trở lên hoặc các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ khác (nếu có).
  • Kinh nghiệm làm việc: Bạn đã từng làm những công việc gì? Tại đâu? Trong thời gian bao lâu? Lý do nghỉ việc?
  • Kỹ năng: Kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình…
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong thời hạn ngắn hạn và tương lai xa hơn và nêu kế hoạch bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó một cách ngắn hạn.
  • Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có): Chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn…
tạo ấn tượng với nhà tuyển dụngBạn đã biết cách “tỏa sáng” với CV chưa? – Ảnh: Internet

Lưu ý khi viết CV xin việc làm

Đưa những thông tin quan trọng lên đầu

Đề cập kỹ năng chuyên môn, thành tựu, phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng lên đầu. Qua đó đảm bảo rằng, bạn sẽ ghi điểm ngay từ những ánh nhìn đầu tiên và kể cả khi nhà tuyển dụng không có thời gian đọc hết CV của bạn, họ vẫn nắm được những thông tin đắt nhất.

Kinh nghiệm làm việc

Các thông tin về kinh nghiệm liên quan trực tiếp công việc nên được chăm chút trong CV. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vị trí Quản lý nhà hàng, nên đưa những kinh nghiệm như từng làm trợ lý Quản lý nhà hàng, từng thực tập tại nhà hàng X… Lưu ý, không viết trong CV những công việc làm dưới 3 tháng bởi vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng, bạn là một người có xu hướng nhảy việc.

Trung thực

Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tra ra được những thông tin về ứng viên. Do đó, hãy trung thực với tất cả những thông tin trong CV của mình.

Ngắn gọn, súc tích

Một CV ấn tượng, đẹp chỉ nên có độ dài từ 1 – 2 trang A4, thông tin trình bày ngắn gọn, súc tích, nổi bật những thông tin quan trọng, không trình bày lan man, dài dòng, tránh dùng những từ ngữ quá phô trương, to tát. Không mắc các lỗi chính tả trong CV.

Sử dụng email chuyên nghiệp

Hãy sử dụng hình ảnh thật, trực diện để đưa vào CV, dùng địa chỉ email nghiêm túc có chứa tên thật thay vì những nickname không phù hợp như becon_dethuong@. Ngoài ra, cách viết email xin việc cũng rất quan trọng khi xin việc. Một Email chuyên nghiệp đính kèm với CV tốt sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo thêm bài viết: Cách Viết Email Chuyên Nghiệp Khi Xin Việc Và Trao Đổi Công Việc để nâng tầm bản thân nhé.

Các mẫu CV xin việc ấn tượng cho ứng viên tham khảo

Mẫu CV tiếng Việt file Word hoàn chỉnh

Trang web Abebooks đã thống kê những nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng bỏ qua CV của bạn, trong đó 61% là CV mắc lỗi chính tả, 41% là CV sao chép từ người khác, 35% là CV được gửi bởi một địa chỉ email không phù hợp, 13% là CV không có ảnh…

Để tránh những lỗi không đáng có này, bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ. Rà lại CV thật kỹ để kiểm tra lỗi chính tả, không sử dụng quá nhiều font chữ trong CV. Bạn có sáng tạo để thể hiện phong cách riêng của bản thân qua CV.

Download ngay mẫu file word CV hay TẠI ĐÂY .

Cách viết điểm yếu trong CV

Sau khi liệt kê các điểm mạnh, ứng viên cần trình bày điểm yếu để nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn. Tuy nhiên, bạn không nên nêu tất tần tật khuyết điểm của mình bởi chúng có thể làm bạn “chìm nghỉm” giữa rất nhiều ứng viên cùng nộp hồ sơ cho vị trí này. Vậy làm thế nào để điểm yếu cũng ấn tượng như điểm mạnh?

Theo các chuyên gia Nhân sự hàng đầu, ứng viên khôn khéo sẽ đưa ra một số nhược điểm kiểu: Quá khắt khe trong công việc, cần thời gian để thích nghi với thiết bị công nghệ mới… Như vậy, nhà tuyển dụng nhận thấy nỗ lực của ứng viên, bạn sẵn sàng cố gắng hoàn thiện mình.

Vì sao nên trình bày sở thích trong CV?

Có 4 lý do chính mà ứng viên nên cho nhà tuyển dụng biết về sở thích của bạn trong CV. Đây là cơ hội tốt để bạn tạo nét, thu hút doanh nghiệp nhờ tính cách nổi bật, khác biệt so với các ứng viên khác. Dựa vào thông tin này, nhà tuyển dụng tìm kiếm sự phù hợp của ứng viên với vị trí cần tìm, cũng như khả năng bạn hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện tại.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Ngoài đam mê, doanh nghiệp cần nhân sự có mục tiêu rõ ràng trong công việc, đây cũng là điều quan trọng hỗ trợ bạn khi bước vào môi trường mới. Những ứng viên có kế hoạch phát triển bản thân cụ thể hoặc mục tiêu rõ ràng trong một khoảng thời gian nhất định cho thấy tinh thần cầu tiến, sẵn sàng phát triển để thăng tiến. Dựa vào tính chất công việc mà bạn đang theo đuổi, hãy thử lên kế hoạch và thể hiện một cách ngắn gọn mục tiêu bạn muốn đạt được nếu vào làm việc tại đây. Tham khảo thêm cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay của chefjob.

Cách làm CV tiếng Anh

Trong CV tiếng Anh, bạn cần làm rõ các nội dung:

Contact information (Thông tin liên lạc)

Đây là mục bắt buộc phải có để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, liên lạc như thế nào. Ở mục này, bạn cần điền đủ những thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, thông tin liên hệ…

Work experience (Kinh nghiệm làm việc)

Một mẫu CV tiếng Anh chuẩn không thể thiếu phần kinh nghiệm làm việc, thông tin này rất quan trọng để bạn thể hiện được năng lực của mình đến nhà tuyển dụng. Vậy, cách viết, trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV nào mới phù hợp? Các chuyên gia khuyên bạn nên đề cập đến các vấn đề: Bạn đã từng làm việc ở đâu, trong thời gian bao lâu, công việc cụ thể là gì… một cách đầy đủ và súc tích trong CV xin việc mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng.

Objective (Mục tiêu)

Bạn sẽ trình bày mình mong đợi điều gì từ vị trí ứng tuyển, có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nào tương lai cũng như trong công việc.

Skills (Kỹ năng)

Kỹ năng mà bạn liệt kê trong CV sẽ là một trong những nhân tố quyết định bạn có được tuyển dụng hay không. Chính vì vậy, ở mục này, bạn hãy liệt kê những kỹ năng gắn liền với tính chất công việc, phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng thay vì liệt kê quá nhiều nhưng thừa.

Nếu bạn ứng tuyển vị trí Nhân viên Lễ tân, đừng bỏ qua good communication skills (kỹ năng giao tiếp tốt). Còn nếu bạn ứng tuyển vị trí Phục vụ thì problem-solving skills (kỹ năng giải quyết vấn đề), win-win negotiation (kỹ năng đàm phán tốt)… là những kỹ năng rất quan trọng.

Education (Học vấn)

Đây là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ, kiến thức chuyên môn của bạn. Vì vậy, hãy điền đủ thông tin về trường học, ngành học, chứng chỉ, bằng cấp đã đạt được…

Tham khảo bài viết của chefjob: Cách Viết CV Tiếng Anh Chuẩn Không Cần Chỉnh để có một bản CV tiếng Anh ấn tượng nhé.Tải ngay mẫu file word CV tiếng Anh Giám sát nhà hàng để tham khảo.

chứng chỉ bằng cấp liên quanCó rất nhiều yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm trong CV của ứng viên – Ảnh: Internet

CV xin việc cho sinh viên làm thêm, mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, xin thực tập

Các phần trong CV xin việc cho sinh viên làm thêm, mới ra trường, CV cho người chưa có kinh nghiệm hay xin thực tập không có sự khác biệt so với người đã đi làm. Chính vì thế, bạn có thể download mẫu CV chung để hoàn tất các nội dung và những kỹ năng cần thiết vào.

Lưu ý khi viết CV cho sinh viên mới ra trường: Đừng bỏ trống kinh nghiệm làm việc dù bạn chưa đi làm. Thay vào đó, hãy thêm các vị trí, nơi thực tập của bạn, đây cũng là dấu ấn thể hiện thời gian trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản thân thiết thực đấy. Bạn cũng nên đề cập đến mục nghề nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tham khảo bài viết: Cách Viết CV Ấn Tượng – Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng Bằng 5 Từ Khóa để CV của bạn thêm ấn tượng hơn nhé

Cách tạo CV online tại Chefjob.vn

Với giao diện dễ hiểu, tạo CV online trên Chefjob.vn tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành theo các bước sau:

  1. Trước khi tạo hồ sơ, bạn cần đăng nhập vào hệ thống Chefjob.vn (trong trường hợp chưa có, bạn tạo tài khoản đăng ký).
  2. Tại mục công cụ quản lý phía bên phải màn hình, bạn chọn Tạo CV sẽ hiện ra một mẫu hồ sơ.
  3. Điền tất cả thông tin trong khung hồ sơ, nhập chính xác thông tin cá nhân của bạn.
  4. Sau khi điền xong thông tin, bạn click vào File upload, tải CV của bạn lên hệ thống (Định dạng file Word hoặc PDF, kích thước 500KB).
  5. Tiếp đó, bạn click vào ô Ảnh đại diện và tải hình ảnh mà bạn cảm thấy ưng ý nhất. Lưu ý, nên chọn hình ảnh chính diện, chất lượng cao, không chọn hình ảnh bị mờ. Dung lượng ảnh tối đa là 50KB.
  6. Hoàn thành các bước trên, bạn bấm Lưu hồ sơ.
  7. Đến đây, phần cơ bản về thông tin cá nhân của bạn đã xong, bạn điền tiếp các thông tin còn lại để hoàn chỉnh hồ sơ: Thêm địa chỉ, thêm học vấn và bằng cấp, thêm nhà tuyển dụng (đơn vị và vị trí muốn ứng tuyển, thời gian có thể làm việc), thêm kỹ năng, thêm ngoại ngữ và lưu tất cả thông tin này lại.

Sau khi làm CV online trên Chefjob, bạn có thể sử dụng thanh công cụ hồ sơ Chefjob để khám phá, tìm kiếm việc làm, trong đó:

  • Mục Tổng quan: Gợi ý các công việc phù hợp với bạn và lưu trữ các công việc bạn đã ứng tuyển.
  • Mục Chuyên ngành: Tổng hợp tất cả chuyên ngành F&B giúp bạn tìm việc dễ dàng hơn.
  • Mục Tìm kiếm việc làm: Giúp bạn tìm việc theo chuyên ngành, vị trí một cách tiện lợi, nhanh chóng.
  • Mục Chỉnh sửa hồ sơ: Bạn có thể truy cập vào để chỉnh sửa hồ sơ, xóa, in hoặc tạo thêm hồ sơ mới.

Một CV ấn tượng, hoàn chỉnh sẽ là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với doanh nghiệp. Hy vọng thông tin Chefjob vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu người tham chiếu trong CV là gì, cách viết sở thích, trình bày điểm mạnh, điểm yếu cũng như mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Ngay từ bây giờ, hãy chuẩn bị một bản CV riêng và sẵn sàng gửi nó cho nhà tuyển dụng mà bạn muốn hợp tác nhé.

Giờ thì, bạn đã tự tin để tạo cho mình một bản CV chuẩn, hay và đẹp mắt để tự tin ứng tuyển, chinh phục nhà tuyển dụng rồi chứ?

Xem thêm: Portfolio Là Gì? Phân Biệt Portfolio Và CV Cho Ứng Viên

Bài Viết Liên Quan